Theo báo cáo thường niên lần thứ 23 về thực trạng không khí vừa được Hiệp hội Phổi ở Mỹ công bố, hơn 137 triệu người Mỹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở mức có hại cho sức khỏe. Số người là nạn nhân của ô nhiễm bụi mịn tăng gần 9 triệu người so với báo cáo năm ngoái.
Trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Chăn nuôi New Hope Bình Phước (thôn 7, xã Long Tân, huyện Phú Riềng) hiện nuôi 72.000 con heo công nghiệp, đi vào hoạt động từ tháng 2-2021. Từ khi trang trại hoạt động, cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn 7 đảo lộn vì môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngân hàng Thế giới vừa công bố báo cáo cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí đã khiến khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA) thiệt hại hơn 140 tỷ USD/năm, tương đương 2% sản lượng kinh tế của khu vực này.
Theo báo cáo, Hà Nội là thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm cao nhất. Các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An (miền Trung) và TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai (miền Nam) có nhiều khu vực trong tỉnh/thành bị ô nhiễm bụi PM2.5.
Trong khuôn khổ Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH) lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị bền vững, thiết kế công trình theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển mạng lưới giao thông công cộng... là những giải pháp quan trọng để kiến tạo những thành phố không carbon trong tương lai.
Ô nhiễm không khí (ÔNKK) được ví như “sát thủ thầm lặng” gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm, tạo gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, việc thiếu các trạm quan trắc, thiết bị đo và công khai dữ liệu là một trong những lý do khiến nhiều người chưa biết rõ về tình trạng không khí xung quanh khu vực mình sinh sống.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí hiện là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố các hướng dẫn mới về chất lượng không khí, và cho biết ô nhiễm không khí hiện là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người khiến 7 triệu người chết sớm mỗi năm.
Anh, nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) năm nay, đã kêu gọi “xanh hóa” các hoạt động hàng hải trên toàn cầu vào năm 2050 và hạ thủy các tàu thương mại không gây ô nhiễm không khí vào năm 2025.
Theo một nghiên cứu trên 3.000 học sinh ở New Delhi, Kottayam và Mysuru (Ấn Độ), việc tiếp xúc lâu dài với mức độ ô nhiễm không khí cao có liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì.
Báo The Brussels Times đưa tin, từ đầu năm 2022, Vùng phát thải thấp (LEZ) của thủ đô Brussels (Bỉ) sẽ cấm phương tiện sử dụng động cơ diesel tiêu chuẩn Euro 4 nhằm làm giảm ô nhiễm không khí.
Mặc dù chỉ số cảm nhận của người dân về quản trị hành chính công (PAPI 2020) đã được cải thiện rất nhiều trong năm qua và trong cả nhiệm kỳ 2016-2021 nói chung, song khi phân tích cụ thể thì “trụ cột thứ 3” - công tác bảo vệ môi trường - dường như vẫn đang khiến người dân quan ngại hơn cả.
Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm bụi và biến động qua các năm cao hơn so với các đô thị khác. Giá trị trung bình năm của thông số bụi mịn PM2.5 và PM10 tại tất cả các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục tại Hà Nội giai đoạn năm 2018 - 2020 đều vượt quá giới hạn cho phép.