Chỉ từ 2 đến 15 vỏ chai hoặc ly nhựa, người dân TP Hội An (Quảng Nam) cùng du khách có thể đổi được các sản phẩm thủ công từ làng gốm Thanh Hà trong chương trình đổi rác thải nhựa lấy đồ mỹ nghệ của Đoàn Thanh niên Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh và Truyền hình TP Hội An tổ chức vào chiều 24-3.
Từ ngày 1-1-2022, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, tùy vào khối lượng hoặc thể tích rác thải nhiều hay ít mà mỗi gia đình, cá nhân phải trả chi phí hàng tháng. Quy định này khiến những thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông và có số lượng chung cư nhiều, băn khoăn cách thức triển khai.
Hiện nay trong môi trường có rất nhiều loại rác thải. Riêng trong cộng đồng, rác thải sinh hoạt chia làm 2 loại. Rác thải tiêu hủy được gọi là chất thải hữu cơ như giấy vụn, cơm canh thừa, rau củ quả hư thối, các loại xương và trứng… Loại không tiêu hủy được gọi là chất thải vô cơ như bao bì nylon, đồ nhựa, chai lọ, kiếng, thủy tinh, pin chì, các vi mạch điện tử, đinh vít sắt…
Chỉ với 50 vỏ lon, chai nhựa hoặc 5kg giấy, người dân TP Hội An sẽ đổi được 5kg gạo trong chương trình “Đổi rác lấy gạo – Cùng nhau đi qua mùa dịch” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức.
Mỗi ngày có hàng chục tấn rác thải nhựa (ống hút nhựa, chai nhựa, ly nhựa...) bị thải ra trong quá trình sinh hoạt, gây nguy hại rất lớn cho hệ sinh thái và môi trường. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tham gia giảm thải loại rác thải nhựa đang được triển khai.
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM (CITENCO) và Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác “Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”. Đây là nền tảng để hình thành thị trường sản phẩm tái chế, đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh mà người tiêu dùng đang hướng tới.
“Thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn cần có lộ trình và thứ tự ưu tiên. Vấn đề cần phải giải quyết ngay đối với Việt Nam là phân loại rác tại nguồn”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Phân loại rác tại nguồn là việc làm cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây là việc không dễ, vì phải thay đổi thói quen cũ của người dân đã tồn tại từ lâu.
Khảo sát năm 2019 của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình trả lời có phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trước khi được thu gom đạt 87,4%... Đây là một tỷ lệ tương đối cao, làm tiền đề để thành phố tiếp tục thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trong giai đoạn mới.
Hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển rác thải đô thị trên địa bàn TPHCM vẫn được thực hiện theo phương thức thủ công, không phù hợp tiêu chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại. Để nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi các phương tiện thu gom rác thải đạt chuẩn.
Ngày 8-10, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, đã có buổi giám sát việc thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU của Thành ủy TPHCM về cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước” tại Khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh.
Cấp ủy, chính quyền 16 phường quận 11 phát động nhiều mô hình thi đua, thu hút đông đảo người dân tham gia như mô hình: “Thử thách vì môi trường xanh” giải quyết các điểm tồn đọng rác trên địa bàn; tổ hợp tác “Xếp túi giấy” tạo việc làm cho phụ nữ nghèo và tạo nhiều sản phẩm thân thiện môi trường, định hướng thói quen hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy...
Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, TPHCM đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường phát sinh, điển hình như số lượng chất thải gia tăng, trong đó có chất thải sinh hoạt.
Theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND của UBND TPHCM, bắt đầu từ ngày 1-6-2019, muốn được thu gom rác trước cửa nhà, người dân TPHCM phải phân rác thành 3 loại: hữu cơ, tái chế và rác thải còn lại.