Báo cáo cho thấy, các hoạt động như hiện nay sẽ hướng tới một thế giới có mức tăng nhiệt 3°C. Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) hiện tại dẫn tới khả năng mức tăng nhiệt của trái đất sẽ vượt quá 1,5°C, lên đến khoảng 2,8°C vào năm 2100.
Ngày 29-3, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) công bố ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ. Dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ đô la trong giai đoạn 1 và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.
Tại hội thảo “Chuyên đề đối thoại với các bên liên quan về thiết kế hệ thống báo cáo phát thải khí nhà kính cấp cơ sở” do Bộ TN-MT tổ chức, ông Koji Fukuda, đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cho biết, để chung tay cùng Việt Nam trong việc giảm khí thải nhà kính theo cam kết tại hội nghị COP26, JICA sẽ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam triển khai dự án SPI-NDC.
Theo TS. Phạm Văn Võ, cần xây dựng ban hành Luật Ứng phó biến đổi khí hậu bởi biến đổi khí hậu là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp. Trong đó, quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 30-11, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến về chính sách cấp cao đảm bảo mục tiêu chuyển đổi sang hệ thống lương thực-thực phẩm xanh, giảm phát thải.
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra 3 mục tiêu quan trọng là: Giảm phát thải, xanh hóa các ngành kinh tế và xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Mục tiêu lâu dài trong tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ 21. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính (KNK). Để ngăn chặn tác động xấu nhất của BĐKH, việc khuyến khích các doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ và sáng kiến khoa học để góp phần giảm phát thải CO2 ra môi trường là hết sức cấp thiết.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác và cung ứng các dạng năng lượng. Giải pháp này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu bài viết “Thúc đẩy phát triển thị trường cacbon”, đánh giá trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Bài báo do Báo SGGP phản ánh.
Để thực hiện mục tiêu giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính (KNK), TPHCM đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng phương tiện công cộng. Đây cũng là giải pháp nhằm thực hiện “Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” mà Việt Nam đã cam kết.
Ngành thép Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao thời gian qua, trung bình 18% cho sản xuất và 20% cho tiêu dùng. Mức tăng trưởng này sẽ duy trì cao trong tương lai, tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như phát thải nhiều khí nhà kính.
An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, tiết kiệm được 5%-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt 8%-10% giai đoạn 2019-2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE).
Tại TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) vừa tổ chức hội thảo “Các biện pháp kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa, gắn với tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường TPHCM, biến đổi khí hậu (BĐKH) và các tác động đi kèm như nhiệt độ trái đất tăng đã kéo theo băng ở 2 cực tan, mực nước biển dâng làm mặn nguồn nước gây thiệt hại cho các khu vực ven biển và hải đảo. Tình trạng này còn làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán… gây thiệt hại cho đời sống và sản xuất.