Đó là nhận xét của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại phiên thảo luận về chuyên đề Kinh tế - Phát triển đô thị trong khuôn khổ Hội thảo khoa học chiều 19-4.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, trong mục tiêu phát triển, TPHCM tập trung phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng số. Đây là 3 lĩnh vực TPHCM chú trọng hợp tác và mong muốn có sự hợp tác lâu dài, vì sự phát triển của TPHCM và cả nước, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày 31-3, tại TPHCM, Sở GTVT TPHCM đã có buổi báo cáo chuyên đề về “Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đề án, TPHCM dự kiến cần khoảng 81.225 tỷ đồng để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn và kết nối các tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Lâu nay, hạn chế giao thông ở ĐBSCL được cho là điểm nghẽn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc quy hoạch, định hướng phát triển giao thông toàn vùng thời gian tới sẽ là “cú hích” để đưa ĐBSCL phát triển lên tầm cao mới. Báo SGGP đã ghi nhận những ý kiến, sự kỳ vọng và quyết tâm của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, cùng doanh nghiệp về phát triển giao thông trong vùng.
Trước mắt, ngay trong thời gian từ nay đến năm 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Sóc Trăng – Châu Đốc – Cần Thơ – Trần Đề (khoảng 400 km).
Với 100% số phiếu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM. Rất nhiều người dân vui mừng cho rằng việc thành lập thành phố Thủ Đức là thật sự cần thiết, để nâng cao vị thế của TPHCM, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của cả nước.
Ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), tỉnh Bình Dương đã xác định kết cấu hạ tầng giao thông là nền tảng căn bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đã ưu tiên đầu tư, xây dựng hàng loạt trục giao thông đường bộ huyết mạch giúp Bình Dương trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư.
Chiều 5-1, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình vừa ký ban hành quyết định “Phê duyệt đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020 - 2030.
Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-3-2021; TPHCM tiếp tục tặng hàng chục ngàn vé tàu xe cho công nhân về quê ăn Tết; Hạ tầng giao thông Việt Nam có gì sau 10 năm xây dựng?; Hải quan thu ngân sách 315.000 tỷ đồng, triệt phá 14.100 vụ vi phạm… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 24-12-2020.
Văn bản gửi Bộ GTVT góp ý quy hoạch phát triển cảng biển TPHCM trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, UBND TPHCM nêu rõ, phát triển cảng biển TPHCM gắn với phát triển hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, gắn kết chặt chẽ với cảng cạn - ICD, cảng thủy nội địa để tăng năng lực vận tải hàng hóa trung chuyển bằng đường thủy, giảm áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ và giao thông đô thị vốn đã chịu nhiều áp lực.
Ngày 26-11, tại TP Cần Thơ, Bộ KH-ĐT phối hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội nghị “Báo cáo và tham vấn quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, cùng lãnh đạo bộ ngành trung ương, các tỉnh ĐBSCL… Đây là hội nghị quan trọng nhằm đề xuất ý tưởng, giải pháp, định hướng phát triển thịnh vượng cho toàn vùng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 vào ngày 8-7, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh những điểm vượt trội về kinh tế - xã hội của TPHCM trong thời gian qua. Thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế của TPHCM, đặc biệt là sự yếu kém của hạ tầng giao thông đã trở thành điểm nghẽn lớn nhất cho phát triển của TPHCM, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, thời gian tới cần thực hiện các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển, khẳng định vị trí đầu tàu vượt trội của TPHCM.
Những năm qua, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp đã tạo nên diện mạo mới cho khu vực cửa ngõ phía Đông TPHCM. Để đáp ứng nhu cầu lưu thông và phát triển kinh tế Khu đô thị sáng tạo phía Đông với dân số dự kiến hơn 1 triệu người, thời gian tới, thành phố sẽ triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông cho khu vực này.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vừa được trình lên Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.
Sáng 31-8, Sở Giao thông Vận tải TP Đà Nẵng, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Hạ tầng giao thông với phát triển bền vững”.