Ở nhiều quốc gia tại châu Á, để đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu căn hộ chung cư, những quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quản lý quỹ quản lý, bảo trì hết sức cụ thể, chặt chẽ.
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa công bố kết luận thanh tra 22 dự án chung cư có khiếu kiện kéo dài của người dân. Trong đó, hàng loạt chủ đầu tư đã thừa nhận sai phạm, buộc trả lại 250 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì cho nhiều ban quản trị chung cư.
Ngay sau khi Báo SGGP ngày 6-3 đăng bài Cư dân tố bị giam nhà, quyền hạn ban quản trị tới đâu?, chúng tôi nhận thêm thông tin: Ban quản trị (BQT) nhiệm kỳ mới nhiều năm nay đã nộp đơn kêu cứu khắp nơi về việc BQT cũ không bàn giao phí bảo trì, ngân hàng từ chối chuyển sang tài khoản của BQT mới…
Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc liên tục phản ánh tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư (CĐT) và cư dân tại các tòa nhà chung cư, liên quan đến quyền quản lý và sử dụng 2% quỹ bảo trì ngày càng nghiêm trọng. Nguyên do là thiếu tiếng nói chung, thiếu minh bạch và hành lang pháp lý chưa chặt chẽ.
Tranh chấp liên quan đến quỹ bảo trì chung cư (viết tắt là QBT) chiếm tỷ trọng rất lớn trong các vụ xung đột lợi ích khi vận hành nhà chung cư. Hiện cả nước có 4.422 chung cư (cũ lẫn mới) thì 10,3% chung cư có phát sinh tranh chấp. QBT là nội dung chiếm 15% số vụ tranh chấp trong thời gian qua.
"Xử lý nghiêm hành vi chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nghèo. Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng thì bị xử lý hình sự, trong khi các chủ đầu tư chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng quỹ bảo trì ở một toà chung cư thì lại không bị xử lý hình sự", ĐB Nguyễn Mai Bộ nêu quan điểm.
Phí bảo trì chung cư là khoản tiền 2% giá trị mỗi căn nhà mà chủ đầu tư có trách nhiệm nộp vào tài khoản và sau đó phải bàn giao lại cho ban quản trị tòa nhà...
Passo Garden nổi bật với thiết kế giật tầng đầy cảm hứng, bổ sungvào bộ sưu tập các công trình độc đáo tại khu vực trung tâm Phú Quốc một biểu tượng kiến trúc mới, thôi thúc sự khám phá của du khách khi đến với đảo ngọc.