Sau nhiều tháng ngưng trệ, các sàn diễn nghệ thuật truyền thống tại TPHCM biểu diễn trở lại phục vụ khán giả. Ghi nhận của PV Báo SGGP, nhiều sân khấu cải lương trở lại mạnh mẽ với nhiều suất diễn đông khách. Trong khi đó, mùa lễ Kỳ yên với nghệ sĩ hát bội lại lắm âu lo…
Trong đời sống đương đại, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa dân gian ngày càng có những chuyển biến tích cực. Cơ hội song hành thách thức, đặc biệt trong xu hướng hội nhập, số hóa, nhưng điều quan trọng hơn, nhận thức và ý thức từ chính người trong cuộc và công chúng đang thay đổi.
Nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đã đưa sản phẩm nhựa các loại vào diện kiểm soát chặt và hạn chế sử dụng. Điều này nằm trong nỗ lực của các quốc gia về thực hiện cam kết chống lại biến đổi khí hậu, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực cho hệ sinh thái và phát triển nền kinh tế xanh. Thực tế này được dự báo sẽ tác động nhiều đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Không đặt cho mình áp lực phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhóm bạn trẻ kết nối với nhau bởi niềm yêu thích lịch sử; cùng nhau kể chuyện sân khấu dân gian, khám phá di sản và mang loại hình hát bội tuồng cổ đến với những cuộc thi quốc tế.
Vui, buồn, cười, khóc trong vai ông hoàng, bà chúa… dưới ánh đèn lộng lẫy của sân khấu, song trút bỏ trang phục, tẩy bỏ lớp hóa trang, các nghệ sĩ lại gánh trên vai những nỗi lo. Trong đó, nỗi lo lớn nhất của những người làm nghề là làm sao để khán giả không lãng quên các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, dân gian này.
Sau loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương, các hội thảo, tọa đàm về sân khấu nói chung, cải lương nói riêng, đã ghi nhận một số giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo của nghệ thuật sân khấu cải lương. Thế nhưng, đến nay đó vẫn chỉ là tiếng lòng... trên giấy, chưa có dự án nào mang tầm chiến lược được phát động và gấp rút thực hiện.
Để góp phần bảo tồn và phát huy loại hình sân khấu truyền thống, giới thiệu những vở cải lương kinh điển, đặc sắc, tạo thói quen cho khán giả đến rạp, trong thời gian tới, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ sáng đèn 2 suất diễn/tháng tại Nhà hát - rạp Hưng Đạo cũ, với sự hỗ trợ về kinh phí của UBND TPHCM, Sở VH-TT TPHCM.
Không ít người làm nghệ thuật lo lắng cho một tương lai phát triển văn hóa nghệ thuật (VHNT) mang tính bền vững, bởi đang có những khoảng trống trong tiếp nhận của khán giả. Lượng khán giả có sự hiểu biết, yêu thích các loại hình biểu diễn nghệ thuật, nhất là nghệ thuật truyền thống chưa nhiều...
Từ nhiều năm qua, sân khấu cải lương gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động tổ chức và biểu diễn. Thế nhưng, trong điều kiện ấy, một lực lượng nghệ sĩ trẻ vẫn luôn bám trụ với nghề, góp sức giữ nghề bằng tất cả niềm tin, tình yêu, đam mê và nhiệt huyết dành cho sàn diễn sân khấu truyền thống.
Xuất hiện tại TPHCM đã hơn 10 năm, nhưng mô hình sân khấu học đường vẫn hoạt động lẻ mẻ, rời rạc, chưa được các cơ quan hữu quan chú trọng đầu tư bài bản, lâu dài. Không ít đơn vị nghệ thuật được phân công thực hiện cũng chỉ làm được một thời gian rồi ngưng vì gặp nhiều khó khăn. Đến nay, một số cá nhân tâm huyết với chương trình vẫn đang nỗ lực trong khả năng hạn hẹp.
Qua 13 năm tổ chức, sân chơi thi tài ca hát đờn ca tài tử, cải lương này đã góp phần không nhỏ trong việc tôn vinh một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.
Hiếm hoi sàn diễn dành cho sân khấu truyền thống, lác đác chương trình nghệ thuật sáng đèn, lớp nghệ sĩ kỳ cựu của làng sân khấu (cải lương và hát bội) ngày một thưa dần, thế hệ tiếp nối nghề tuy có song vẫn chưa thể là đội ngũ kế thừa đủ thực lực và tâm huyết… Đó là những nỗi lo quá lớn của sân khấu truyền thống tại TPHCM.