Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư công nghệ cao qua sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới như Intel (Hoa Kỳ), Nidec (Nhật Bản), Sanofi (Pháp), Datalogic (Italy)… Năm 2021, vượt qua cơn “càn quét” của đại dịch Covid-19, SHTP vẫn ổn định sản xuất, giữ chân và thu hút thêm các nhà đầu tư mới.
Ngày 31-12, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP Vũ Phong Tech (thành viên của Vũ Phong Energy Group) với dự án xây dựng Trung tâm Sản xuất và nghiên cứu chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, có tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng.
Trong 2 ngày 29 và 30-10, trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã đăng tải hình ảnh chiếc xe đạp làm từ sợi carbon được sản xuất bằng công nghệ in 3D bởi Công ty Arevo (đóng tại Khu công nghệ cao TPHCM - SHTP)… Điều này tạo nên sự hứng thú cho cộng đồng.
Trung tâm Nghiên cứu triển khai (SHTPLabs) thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM và các doanh nghiệp liên tiếp đưa ra sản phẩm mới hướng đến thị trường. Đây là minh chứng thể hiện hiệu quả trong liên kết giữa đơn vị nghiên cứu sản xuất với doanh nghiệp trong thương mại hóa sản phẩm.
Ngày 5-3, Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao (SHTPLabs) tổng kết hoạt động năm 2020 triển khai phương hướng hoạt động năm 2021 và ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm ASIN với Công ty TNHH Bách Thư.
Tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm 2021, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đưa ra mục tiêu trở thành nơi đóng góp chủ lực về kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 30 tỷ USD giá trị xuất khẩu, giá trị gia tăng nội địa đạt hơn 35%... Tại hội nghị, Tập đoàn Intel công bố đầu tư thêm 475 triệu USD vào nhà máy Intel Products Việt Nam, nâng tổng mức đầu tư lên gần 1,5 tỷ USD.
Từ Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP), những sản phẩm Made in Vietnam của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Intel, Samsung… xuất đi khắp thế giới. Ẩn sâu trong không ít sản phẩm đó có chất xám, trí tuệ con người và doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
TP Thủ Đức với hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành, phát triển. Nơi đây cũng đã tạo dựng các chuỗi giá trị gia tăng từ khâu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản phẩm công nghệ cao. Trong đó, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) phối hợp cùng Hội đồng Anh (British council), Cơ quan phát triển hợp tác Quốc tế Úc (Australian Aid) Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ tư về MEMS (hệ thống vi cơ điện tử) và hệ thống cảm biến (IWMS 2020) với chủ đề “MEMS và vật liệu tiên tiến”.
Việc hình thành Trung tâm ươm tạo chuyên về AI (AI Innovation Hub) là bước chuẩn bị đầu tiên cho việc hình thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển AI trong tương lai.
Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP Labs) vừa tổng kết Chương trình phát triển ngành Công nghiệp MEMS (vi cơ điện tử) giai đoạn 2017–2020 và lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng dự thảo Chương trình phát triển MEMS giai đoạn 2020–2025. Qua đây thấy rõ các kết quả mà SHTP Labs đã đạt được...
Trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất Việt Nam của Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) với diện tích 10.000m2 chính thức khởi công xây dựng tại Khu Công nghệ cao TPHCM.
Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đang bước qua giai đoạn phát triển mới, đặc biệt từ 2021 đến 2025 với định hướng trở thành Khu Công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần nhiều đổi mới, nhất chính sách, cơ chế cho SHTP.
Tại TPHCM, Khu Công nghệ cao (SHTP) và Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) được khẳng định là 2 “cứ điểm” khoa học - công nghệ của thành phố. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, việc 2 khu này hoạt động ổn định đã tạo nhiều ý nghĩa quan trọng.