Vùng Tây Nguyên đã phát triển hàng trăm sản phẩm theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của Chính phủ, giúp nâng cao giá trị nông sản, thoát nghèo cho nhiều nông hộ đồng bào.
Từ ngày 27 đến 28-5 tại “thủ phủ” chăn nuôi heo lớn nhất miền Trung - huyện Hoài Ân (Bình Định), lần đầu tiên diễn ra Ngày hội nông sản với quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định.
Theo Ngân hàng Thế giới, giai đoạn 2010-2020, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đầy ấn tượng từ 16,8% còn 5% với trên 10 triệu người dân đã được hỗ trợ thoát nghèo.
Ngày 26-4, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) đã đến thăm và tặng quà cho các hộ dân được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ cộng đồng David Dương để làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Năm 2008, muốn vào làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), phải qua nhiều dốc dựng đứng bùn lầy, vượt qua nhiều ngầm lạnh tím chân với nước chảy xiết. Đến nay, khung cảnh nghèo khó đã không còn, nhiều thanh niên tại đây đã có thu nhập đủ để mua ô tô.
Trong những năm qua, cây sả được xem là cây trồng chủ lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Với diện tích hơn 2.800 ha sả, đạt 124% kế hoạch diện tích trong năm 2021, được trồng nhiều nhất ở 2 xã Phú Thạnh và Phú Đông, mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân nơi đây. Thậm chí giúp nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.
Ngày 23-3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, khen thưởng đối với hộ gia đình, thôn, xã, huyện thoát nghèo vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020. Trong đó, việc hỗ trợ không đúng đối tượng, mức hỗ trợ không đúng quy định, dẫn đến chi sai gần 27 tỷ đồng.
Thượng tá Nguyễn Văn Tùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) chia sẻ: “Muốn bà con sống tốt thì hãy giúp họ thoát nghèo. Đó là tâm niệm, cũng là mục tiêu hàng chục năm qua của đồn biên phòng”.
Gác lại phố thị náo nhiệt, chàng trai quê Hà Tĩnh lên miền núi Quảng Bình giúp đồng bào thiểu số thoát nghèo bền vững. Đó là anh Ngô Văn Hồng với hơn 20 năm coi miền núi Tuyên Hóa là quê hương thứ hai và kết nghĩa anh em cùng người Mã Liềng vùng biên giới.
Thời gian qua, với sự kết nối của Báo SGGP, nhiều căn nhà đại đoàn kết đã được xây dựng từ nguồn trợ giúp của các đơn vị, doanh nghiệp; giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tại các tỉnh, thành trong cả nước có được căn nhà kiên cố, khang trang. Một mái nhà vững chắc là nền tảng quan trọng để người dân an cư, ổn định cuộc sống, cố gắng lao động, vươn lên thoát nghèo.
Chiều 6-1, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM phối hợp với đơn vị tài trợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh TPHCM tổ chức bàn giao công trình xây dựng và sửa chữa nhà tình thương tặng gia đình ông Hồ Dủ Đức, hộ vượt nghèo phường 1 (quận 11).
Liên tục nhiều năm liền, huyện trung du miền núi Hoài Ân luôn dẫn đầu chỉ số giảm nghèo của tỉnh Bình Định nhờ những cách làm đặc biệt. Đến nay, toàn huyện đã xuất hiện nhiều “tỷ phú chân đất”. Ấm lòng hơn, nhiều người nghèo vượt khó thành công đã ngay lập tức làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo, dành suất cho những mảnh đời còn khó khăn.
Sáng 28-12, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết tặng các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các xã của huyện Cần Giờ (mỗi căn trị giá 70 triệu đồng).
Theo truyền thống lâu đời, phần đông phụ nữ nông thôn Bình Định chọn chăn nuôi làm phương thức chính để phát triển kinh tế gia đình, hướng tới thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, sự hạn chế về nguồn vốn và kỹ thuật chuyên môn đã khiến nhiều chị em gặp nhiều khó khăn.
Sáng 23-12, UBND quận Phú Nhuận (TPHCM) tổ chức công bố quyết định của UBND TPHCM công nhận quận Phú Nhuận không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố, giai đoạn 2019-2020 (thu nhập bình quân từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống).
“Innovation for Children” là dự án hợp tác giữa hai tổ chức nhằm cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em trước tác động của biến đổi khí hậu.