Theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), hiện cả nước có gần 124 triệu thuê bao di động, với lượng thuê bao trả sau xấp xỉ 10%. Trong đó, số thuê bao di động đang hoạt động chỉ sử dụng thoại, tin nhắn khoảng 45 triệu; thuê bao đang hoạt động có sử dụng dữ liệu khoảng 79 triệu.
MoMo khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác với tội phạm công nghệ cao, tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, mã xác thực (OTP) cho bất kỳ ai và không thực hiện nhắn tin theo các cú pháp khi chưa có sự tìm hiểu thông tin kỹ càng để tránh bị đánh cắp tiền trong tài khoản.
TPHCM: Hơn 500.000 học sinh các khối 7, 8, 10 và 11 trở lại trường học trực tiếp; Khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV; Dành 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động; Vụ phải trả tiền test Covid-19 mới được tiêm vaccine: Làm rõ việc thu tiền nhưng không có phiếu thu; Ông Tất Thành Cang khẳng định không phạm tội, Viện kiểm sát có căn cứ buộc tội… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 4-1-2022.
Dựa trên phân tích dữ liệu mạng hiện tại và trong quá khứ, các phát hiện này có trong ấn bản đặc biệt kỷ niệm 10 năm phát hành của báo cáo di động của Ericsson số tháng 11-2021. Báo cáo nhìn lại một số xu hướng và sự kiện chính đã hình thành nên thập kỷ qua, cũng như tiết lộ những dự báo mới nhất về năm 2027.
Trong thời gian qua, các hành vi lừa đảo công nghệ cao tăng mạnh với các thủ đoạn tinh vi, trong đó xuất hiện tình trạng lừa đảo chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM thuê bao di động để đánh cắp thông tin mã OTP, sau đó rút tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng hoặc vay tiền online.
Ngày 26-4, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TPHCM cho biết, đã phát đi thông báo cảnh báo thủ đoạn lợi dụng vấn đề “phạt nguội” để chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
So với lượng thuê bao di động ở Việt Nam hiện khoảng 130,7 triệu, tỷ lệ đăng ký dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ số thuê bao (Mobile Number Portability - MNP) đạt hơn 2% và tỷ lệ chuyển mạng thành công mới đạt khoảng 1,4%.
Yêu cầu 3 nhà mạng tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát việc đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền, lưu động; hạn chế việc lách quy định để đăng ký với mục đích bán ra thị trường thu lợi bất chính, kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh từ thuê bao không chính chủ.
Cả ba nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đều đã chuyển tải thông điệp “Hãy ở nhà” đến với hàng chục triệu người dùng di động nhằm góp phần phòng tránh lây lan dịch Covid-19
Từ khi dịch bệnh Covid-19 mới bắt đầu có những diễn biến phức tạp, MobiFone lập tức triển khai nhiều hoạt động phối hợp cùng ngăn ngừa dịch bệnh. Trong đó công cụ thiết thực là app MyMobiFone, người dùng có thể thao tác để thanh toán cước, nạp tiền, thanh toán cước tự động định kỳ nhanh chóng mà không cần đến quầy giao dịch.
Được biết, từ ngày 5-2-2020 mọi thuê bao đang hoạt động một chiều, hai chiều trên mạng MobiFone, thậm chí cả những thuê bao hết tiền trong tài khoản, thuê bao hết dung lượng data vẫn được cập nhật được thông tin về dịch bệnh một cách hoàn toàn miễn phí.
Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức mua sắm hiện đại, không cần dùng tiền mặt thông qua VNPAY, MobiFone đem đến cho người dùng ưu đãi hấp dẫn giảm tới 5% khi tham gia sử dụng dịch vụ.
Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) vừa cho biết, sau 7 tháng thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số, tính đến giữa tháng 6 vừa qua, số lượng thuê bao chuyển mạng thành công là 498.486 thuê bao.
Ngày 24-4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, quý 1-2019 của Viettel được đánh dấu bởi sự bùng nổ về tiêu dùng data, đặc biệt là sự chuyển dịch lên mạng 4G tốc độ cao.