Payoneer mở rộng phạm vi kinh doanh sang mô hình Direct-to-Consumer (DTC), ra mắt dịch vụ chấp nhận thanh toán cho các doanh nghiệp trực tuyến vừa và nhỏ trên toàn thế giới.
Ninja Van Group, công ty bưu chính thương mại điện tử đang hoạt động tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã cùng hợp tác với DPDgroup để công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử đầu tiên trong năm 2021 tại khu vực Đông Nam Á (SEA) – Tìm hiểu người tiêu dùng Đông Nam Á và lựa chọn phương thức giao hàng.
Trong giai đoạn kinh tế, chính trị thế giới nhiều biến động như hiện nay, để hàng Việt tiếp tục chắc chân tại thị trường nội địa thì việc tạo lập chuỗi kết nối cung - cầu hàng hóa rất quan trọng, cần được doanh nghiệp (DN) thực hiện đồng bộ, tích cực hơn.
Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử, hướng tới mục tiêu tăng doanh thu thương mại điện tử trong nước lên hơn 7.100 tỷ baht (209 tỷ USD) vào năm 2027, tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm.
Ngày 21-4 (ngày được Liên hiệp quốc chọn làm Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thuộc Bộ KH-ĐT và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures đã công bố báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam.
Chuỗi toạ đàm Chỉ Dẫn Đỏ do thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức chính thức phát sóng số đầu tiên với chủ đề "Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online".
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) năm 2021 tăng hơn 155% so với năm 2020. Số lượng khách truy cập các sàn TMĐT đạt 3,5 triệu lượt khách/ngày. Nhiều sàn như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo… có trên 200.000 đơn/ngày. Và có đến 70% dân số đã thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT, mạng xã hội...
Chính phủ Campuchia cho ra mắt nền tảng thương mại điện tử B2B2C đầu tiên - mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C), giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bán sản phẩm của họ cho các khách hàng tiềm năng.
Dự báo đến năm 2025, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự nhạy bén của giới trẻ, thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ tăng trưởng 25%, kéo theo sự gia tăng cực nhanh của số lượng giao dịch trực tuyến…
Chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, có đại biểu đã nêu vấn đề về quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), khi cho rằng TMĐT là một xu thế, có bước phát triển nóng, nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề, hiện tượng dùng TMĐT để buôn bán hàng lậu, hàng cấm, trốn thuế. Từ đó, vị đại biểu cũng đặt câu hỏi rằng giải pháp nào để xử lý?
Gần đây, tại TPHCM tái diễn tình trạng nhiều đối tượng mạo danh công an, viện kiểm sát, tòa án… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Một thủ đoạn khác là lừa đảo bằng những tin nhắn tuyển dụng cho sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada… Dù cơ quan chức năng đã cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn “sập bẫy”.
Đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống; Gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 trên sàn thương mại điện tử; Bé gái 11 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh khi cho ăn: Công an đang củng cố hồ sơ để xử lý; F0 được ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà; Phát hiện mới về biến thể lai Deltacron… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 15-3-2022.
"Tình trạng lợi dụng thương mại điện tử (TMĐT) để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục diễn ra, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi", báo cáo nêu rõ.
Với phương án này, các ngân hàng sẽ không còn thu phí tin nhắn theo hình thức bậc thang, từ 11.000 đồng/tháng lên đến 77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn, như hiện nay.
Trong 2 năm qua, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam vẫn tăng trưởng khoảng 18%. Lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh kéo theo nhu cầu dịch vụ chuyển phát bùng nổ. Đó là cơ hội lớn cho ngành ngành bưu chính Việt Nam.