Tại cuộc họp triển khai ứng phó với bão số 7 và chuẩn bị ứng phó bão số 8, một lần nữa, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục yêu cầu cơ quan dự báo khí tượng phải dự báo chính xác hơn để đáp ứng niềm tin của người dân về dự báo.
Đề nghị túc trực 1 tàu SAR tại Cửa Lò để ứng phó bão; Sạch phường “vùng cam”, phòng gym, cơ sở làm đẹp ở Thủ Đức được hoạt động trở lại; Người đàn ông dùng hung khí xông vào nhà tấn công khiến 2 vợ chồng tử vong; Yêu cầu báo cáo vụ tiêu hủy 15 con chó của cặp vợ chồng đang cách ly ở Cà Mau; Thủ tướng Áo quyết định từ chức… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 10-10-2021.
Sáng nay 10-10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 7. Ban chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chuẩn bị sẵn 1 tàu SAR tại Cửa Lò (Nghệ An) để ứng phó với sự cố.
Ngày 8-10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổ chức hai cuộc họp khẩn cấp để triển khai ứng phó với bão số 7, do bão có xu hướng đổ bộ vào Bắc bộ, không phải là Trung bộ như dự báo đưa ra trước đó.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, cảnh báo không chỉ có đợt áp thấp nhiệt đới (bão) này, sau khoảng 1 tuần nữa, sẽ tiếp tục có cơn bão mạnh đổ bộ vào Biển Đông.
TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cùng 312 phường, xã, thị trấn trên toàn địa bàn TPHCM đang gấp rút thống kê, rà soát các nhóm trong diện nhận hỗ trợ để chi hỗ trợ đợt 3 cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vì tác động của dịch Covid-19.
Công tác dự báo giúp chúng ta xác định được nguy cơ và chủ động trong việc lập kế hoạch ứng phó, xử lý và khắc phục các sự cố khi rủi ro thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Chiều 23-9, áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông đã bất ngờ mạnh lên thành cơn bão số 6. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp trực tuyến để triển khai nhiệm vụ khẩn cấp ứng phó bão số 6.
Sáng 23-9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sắp mạnh lên thành bão.
Tối 13-9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình đã tham gia tọa đàm “Dân hỏi - Thành phố trả lời”, giải đáp những thắc mắc của người dân về kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15-9.
Dự báo sáng mai 12-9, bão vào đất liền. Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng hơn 530.000 cán bộ chiến sĩ, dân quân tự vệ cùng hơn 3.000 phương tiện, đặc biệt đã sẵn sàng 15 máy bay, 105 tàu, hơn 1.000 xuồng các loại, 160 xe đặc chủng… để ứng phó với cơn bão này.
Để ứng phó với bão số 5, trong ngày 10-9, các địa phương ở miền Trung cấp tập huy động các lực lượng giúp người dân chèn chống nhà cửa, đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão… đồng thời sẵn sàng di dời hàng ngàn hộ dân ra khỏi vùng xung yếu, nguy cơ sạt lở trong điều kiện phải đảm bảo giãn cách, tránh lây nhiễm Covid-19.
Tính đến 16 giờ ngày 9-9, Quảng Ngãi vẫn còn 684 tàu cá đang hoạt động trên các vùng biển. Tất cả các tàu trên đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão.
Đêm qua, bão Conson đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 5. Sáng nay 9-9 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để triển khai ứng phó sớm.
Dự báo từ đêm 14-8 ở miền Bắc có đợt mưa lớn 250mm. Trong khi tại trung tâm lục địa châu Á đang xuất hiện "dải mây khổng lồ" có đặc điểm giống với vùng mây gây mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc vào độ này năm ngoái, sau đó mưa lan xuống miền Bắc và miền Trung nước ta, gây ra vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.