TP Thủ Đức xác định, từ nay đến năm 2025 phải lãnh đạo, triển khai thực hiện không gian văn hóa Hồ Chí Minh có những điểm mới, nổi bật. Riêng trong năm 2022, TP Thủ Đức đặt mục tiêu chọn ra được một số nhóm đối tượng để triển khai sớm không gian văn hóa Hồ Chí Minh như nhóm trường học, nhóm công nhân lao động, nhóm cộng đồng dân cư…
Trong một cơ quan chính quyền, nhất là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhân dân cần lựa chọn một số giá trị cơ bản nhất trong phong cách làm việc và ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân, là “công bộc của nhân dân”. Ở đó, phải gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ, chí công vô tư, đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết… để làm tiêu chí xây dựng phong cách làm việc.
Không chỉ đất công viên bị “phân lô” cho thuê, mà ngay cả trường học cũng tận dụng vị trí đắc địa để đục tường mở kiốt cho thuê mặt bằng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều nhà thiếu thi, trung tâm thể dục thể thao, sân vận động - đặc biệt là Cung Văn hóa Lao động TPHCM.
Quận Bình Thạnh có 53 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ quận với 12.124 đảng viên (trong đó có 10.121 đảng viên thuộc diện đánh giá, xếp loại). Qua đánh giá, kiểm điểm, có 11 chi, đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 1.482 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 14 đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Văn hóa Đảng trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là văn hóa vì dân; UBND TPHCM đã nhận thư xin bỏ cọc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Bị cáo Lê Chí Thành lãnh 2 năm tù giam về tội chống người thi hành công vụ; Nhiệm vụ trọng tâm của thể thao Việt Nam: Tổ chức thành công SEA Games 31 và giành 5 HCV Asian Games 19; Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc Covid-19 trở nặng… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 14-1-2022.
Một buổi sáng giữa tháng 11, nhiều bạn đọc có mặt ở Đường sách TPHCM đã không khỏi bất ngờ trước lễ cưới của anh Nguyễn Tú Anh (36 tuổi, quê Yên Bái) và chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (32 tuổi, quê An Giang).
Tôn vinh truyền thống nghệ thuật, sự đa dạng của văn hóa bản địa và sự trân trọng sâu sắc đối với vẻ đẹp, tính thẩm mỹ, cách tân truyền thống là tôn chỉ hoạt động của Lên ngàn - một nền tảng văn hóa nghệ thuật và sáng tạo đa ngôn ngữ được ấp ủ từ năm 2014.
Trong đời sống đương đại, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa dân gian ngày càng có những chuyển biến tích cực. Cơ hội song hành thách thức, đặc biệt trong xu hướng hội nhập, số hóa, nhưng điều quan trọng hơn, nhận thức và ý thức từ chính người trong cuộc và công chúng đang thay đổi.
Những năm gần đây, dù các hoạt động lễ hội đã dần đi vào nền nếp, song những vấn nạn như thương mại hóa, biến tướng… làm mai một, sai lệch ý nghĩa của lễ hội truyền thống luôn là vấn đề nan giải.
Không đặt cho mình áp lực phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhóm bạn trẻ kết nối với nhau bởi niềm yêu thích lịch sử; cùng nhau kể chuyện sân khấu dân gian, khám phá di sản và mang loại hình hát bội tuồng cổ đến với những cuộc thi quốc tế.
Ngày tết là khoảng thời gian gợi nhắc về những giá trị truyền thống của dân tộc, treo tranh dân gian trong ngày tết là một nét đẹp văn hóa từ lâu. Tranh dân gian trên lá bồ đề mang nét độc đáo, năng lượng bình an, cho một năm mới vạn sự tốt lành.
Vui, buồn, cười, khóc trong vai ông hoàng, bà chúa… dưới ánh đèn lộng lẫy của sân khấu, song trút bỏ trang phục, tẩy bỏ lớp hóa trang, các nghệ sĩ lại gánh trên vai những nỗi lo. Trong đó, nỗi lo lớn nhất của những người làm nghề là làm sao để khán giả không lãng quên các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, dân gian này.
Ngày 20-7, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2020 - 2025). Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tới dự và chỉ đạo đại hội.
Với chủ đề Miền Đông Nam bộ - Hội tụ tỏa sáng, hội diễn Tiếng hát miền Đông năm nay đặc biệt tôn vinh nghệ thuật truyền thống, dân gian dân tộc đặc trưng của địa phương.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, học sinh mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường THPT đủ điều kiện thực hiện dạy học 1 buổi/ngày thực hiện theo hướng dẫn của Bộ.