Căn cứ kết quả xét nghiệm thì chùm ca bệnh ở thôn Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là do ngộ độc thực phẩm, tác nhân gây bệnh được xác định là Clostridium botulinum sinh độc tố typ E.
Hơn 30 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đến từ các địa phương trong cả nước được giới thiệu tới người dân và du khách tại Đà Lạt.
Cục Hải quan TPHCM vừa lưu ý doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Liên minh châu ÂU (EU) là thị trường khó tính với những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... rất khắt khe và không dễ đáp ứng.
Nắm bắt tâm lý thích ăn quà vặt của học sinh, những chiếc xe lưu động với đủ loại thực phẩm mập mờ nguồn gốc, chế biến sơ sài, không đảm bảo vệ sinh luôn tập trung trước nhiều cổng trường tại TPHCM.
Ngày 16-9, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa có văn bản phúc đáp kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm liên quan đến vụ 3 bệnh nhân bị ngộ độc điều trị tại bệnh viện trước đó.
Sở GD-ĐT TPHCM và Ban quản lý an toàn thực phẩm TP vừa ký kết Kế hoạch liên tịch về bảo đảm an toản thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2022.
Liên quan đến vụ việc nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bữa trưa tại chùa Kỳ Quang 2, sáng 11-9, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trong 26 trẻ bị ngộ độc thực phẩm hiện đã có 20 trẻ được xuất viện, vẫn còn 6 trẻ phải tiếp tục theo dõi.
Chiều tối ngày 10-7, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đơn vị này đang cấp cứu và điều trị tích cực cho 26 trẻ nghi ngộ độc thực phẩm.
Chuyên gia y tế cảnh báo mức độ nghiêm trọng về ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum (có tên gọi là “Botulism”) trong pate Minh Chay là chất kịch độc, có tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới 20% số người nhiễm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề nhạy cảm, gắn bó trực tiếp tới đời sống của nhân dân, nên lâu nay, trước vấn nạn thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, các bộ ngành chức năng đã ban hành nhiều quy định pháp lý để tăng cường quản lý, kiểm soát ATTP.
Chiều ngày 31-8, Ban chỉ đạo bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Đồng Nai vừa có văn đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống chay trên địa bàn.
Trưa 7-8, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Đà Nẵng vừa gửi thông cáo về việc tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, không nhận trực tiếp thực phẩm (nhất là thức ăn chế biến sẵn) tại các địa điểm cách ly, phong tỏa, các cơ sở y tế.
Tại nhiều chợ truyền thống, chợ phiên ở TPHCM, thực phẩm quê tươi ngon, đảm bảo chất lượng, tuy giá khá “chát” nhưng đắt như tôm tươi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.
Trong nửa đầu năm 2020, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) vẫn còn khá phổ biến tại nhiều địa phương. Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, các bà nội trợ cần lựa chọn những điểm mua thực phẩm an toàn, chất lượng và có uy tín.