Theo Bộ NN-PTNT, kết quả giám sát tại các địa phương từ năm 2018 đến nay cho thấy, đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực so với năm 2017 và 2016.
Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh vừa lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 40 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở phải tự tiêu hủy toàn bộ số hàn the cũng như tất cả các sản phẩm giò, chả có chứa hàn the.
Trước sự đa dạng của thị trường thực phẩm và nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các cơ quan chức năng TPHCM đã và đang có nhiều giải pháp kiểm tra, thanh tra, theo hướng kiểm soát ngay từ khâu sản xuất.
Hôm nay 20-10, Nghị định 115/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) có hiệu lực. Đáng chú ý là việc tăng mức phạt đối với vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Cục Hải quan và Chi cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện 439 vụ vi phạm và lập biên bản vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng số tiền phạt là 6,3 tỷ đồng.
Kiểm tra đột xuất nhà hàng cơm tấm Kiều Giang (652 Xa lộ Hà Nội, quận 9, TPHCM), Đội ATTP số 2 phụ trách khu vực quận 2, quận 9, quận Thủ Đức phát hiện tại đây có những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ và đã niêm phong để tiêu hủy toàn bộ số nguyên liệu này.
Vừa qua, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo “Chính sách pháp luật mới về an toàn thực phẩm (ATTP) và hành động của doanh nghiệp (DN) vì sức khỏe cộng đồng” nhằm triển khai các nội dung liên quan đến Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 2-2-2018 về hướng dẫn Luật ATTP.
Phản ứng trước một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, nhất là vụ trộn pin để nhuộm cà phê ở Đắk Nông và vụ dùng bột than sản xuất thực phẩm chức năng giả Vinaca ở Hải Phòng, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong nêu rõ đây là những hành vi vi phạm ATTP nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
Đó là chủ đề của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018 được Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM (ATTP) tổ chức phát động vào sáng 14-4 tại công viên 23-9.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kêu gọi người dân phối hợp với cơ quan chức năng để giám sát ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn dịp lễ hội xuân 2018 thông qua các số điện thoại đường dây nóng là (024)32321556 - 0911.811.556.
Theo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP yêu cầu Ban Chỉ đạo liên ngành các tỉnh, thành phố về vệ sinh ATTP xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất...
Từ nay đến Tết Mậu Tuất 2018 - thời điểm “nóng bỏng” nhất về vi phạm ATTP, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đẩy mạnh tăng cường kiểm soát đặc biệt đối với các nhóm ngành hàng nguy cơ cao được tiêu thụ mạnh.
UBND TPHCM đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 13/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TPHCM trong 9 tháng đầu năm 2017.
Từ năm 2022, học phí đại học, giáo dục nghề nghiệp sẽ tăng theo Nghị định số 81/2021 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (gọi tắt là Nghị định 81). Theo đó, mức học phí mới của nhiều trường công lập, nhất là các trường mới tự chủ, sẽ có sự điều chỉnh theo hướng tăng gấp đôi so với mức học phí cũ. Do đó, để giảm áp lực cho người học, các trường cũng nỗ lực đưa ra nhiều chính sách miễn, giảm và nhiều loại học bổng.