TPHCM: Huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19; Sáng nay bệnh nhi nhỏ nhất khỏi bệnh, cả nước không có ca mắc mới Covid-19; Phục hồi điều tra vụ cháy chung cư Carina Plaza ở quận 8 khiến 13 người chết; Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường chi viện cho tỉnh Hải Dương… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 20-2-2021.
Theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội, từ 0 giờ ngày 16-2, các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê, di tích lịch sử… tạm đóng cửa để phòng chống dịch. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, sau hơn 1 ngày triển khai, nhiều nơi, các hàng quán thực hiện nghiêm nhưng cũng có những nơi làm theo kiểu “đối phó”.
Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cafe vỉa hè trên địa bàn từ 0 giờ ngày 16-2 và tạm thời đóng cửa các di tích để phòng chống dịch Covid-19.
Sở GTVT TPHCM cho biết, về việc cấp giấy phép thi công, chấp thuận xây dựng các công trình có liên quan đến Xí nghiệp Truyền dẫn nước sạch, sở yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Sáng 15-12, Quận ủy quận 3 (TPHCM) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ quận 3 (TPHCM) lần thứ 4. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, tham dự hội nghị.
Những ngày cuối năm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngổn ngang do việc đào đường để lắp đặt, sửa chữa hệ thống công trình ngầm. Đặc biệt, vỉa hè nhiều tuyến phố ở các quận nội thành như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân... bị xới tung.
Khai mạc kỳ họp 23 của HĐND TPHCM khóa IX; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Quyết định về TP Thủ Đức, tạo thuận lợi cho TPHCM phát triển mạnh mẽ; Rút giấy phép hoạt động cơ sở mầm non tư thục đánh học sinh; Một bộ trưởng Indonesia bị bắt do tham nhũng… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 7-12-2020.
Ngày 7-12, Công an huyện Phú Ninh (Quảng Nam) cho biết, đơn vị đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ xe đầu kéo leo lên vỉa hè đâm sập cổng bê tông, trước khi tông liên tiếp 7 ngôi nhà của người dân ven Quốc lộ 1A.
Nối tiếp các phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1), phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), nhiều nơi khác như quận 3, quận 10… cũng lên kế hoạch mở phố đi bộ, phố ẩm thực trên địa bàn. Tuy nhiên, điều gây lo lắng là việc “nhà nhà” đóng đường mở phố đi bộ, phố ẩm thực sẽ làm gia tăng tình trạng kẹt xe, nhất là trong bối cảnh diện tích đất dành cho giao thông (tính trên đầu người) ở TPHCM hiện rất thấp.
TPHCM đã bước vào những tháng cuối năm với nhiều lễ hội lớn như Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Thời điểm này luôn đặt ra cho các cơ quan chức năng lẫn người dân thành phố mối lo về tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan làm nơi kinh doanh, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Khoảng 22 giờ 13 ngày 30-10, tại số nhà 26 ngõ 26 đường Võ Văn Dũng, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội), Nguyễn Đ.A ngồi vỉa hè, trên tay cầm điện thoại thì bất ngờ đổ gục, mạn sườn bên phải chảy nhiều máu.
Một trạm xe buýt trên đường Lê Văn Chí, phía cổng sau Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) bị lấp băng ghế cho khách ngồi chờ sau khi nền đường và vỉa hè được thi công nâng cấp, cải tạo. Băng ghế ngồi chỉ còn cao bằng mặt vỉa hè, và hành khách đón đợi xe buýt không thể ngồi mà chỉ có thể đứng.
Nhiều công viên, bờ kè trên địa bàn TPHCM bị các hộ kinh doanh lấn chiếm, trưng dụng làm bãi xe, nơi để bàn ghế cho khách ngồi... Thực tế trên không chỉ làm mất không gian thư giãn, nơi sinh hoạt tập trung, thể dục của người dân, mà còn còn gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường...