Thảm họa vỡ đập thủy điện tại huyện Sanamsay, tỉnh Attapeu (Lào) khiến cho hơn 100 người chết và mất tích. Vụ vỡ đập đã trực tiếp tác động tới 13 bản (tương đương cấp xã) của huyện Sanamsay.
Một ủy ban quốc gia phụ trách xử lý sự cố vỡ đập Sepien Senamnoy tại tỉnh Attapeu của Lào cảnh báo việc đưa tin giả mạo và chia sẻ các tin ảnh giả mạo về sự cố này là hành vi vi phạm luật pháp.
Trong nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích sau sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu (Lào), hiện có 1.126 người được huy động trực tiếp tham gia. Hiện trường nơi vỡ đập hiện vẫn rất ngổn ngang.
Gần 1.000 đơn vị có hàng tiếp tế hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi vỡ đập thủy điện đã tập kết hàng hóa, nhu yếu phẩm tại trụ sở UBND tỉnh Attapeu, từ đây hàng hóa được phân loại sau đó đưa lên các ô tô cỡ nhỏ chở thẳng tới khu vực tập trung cứu trợ.
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về việc chủ động ứng phó với gia tăng lũ nội đồng do ảnh hưởng của sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào và lũ thượng nguồn sông Mekong đang lên.
Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, ông Khammani Inthilath cho biết, đập thủy điện Sepien Senamnoy bị vỡ là do không đảm bảo chất lượng và theo hợp đồng, các bên liên quan phải đền bù mọi thiệt hại.
Đến ngày 28-7, có gần 1.000 đơn vị, tổ chức đã đến tỉnh Attapeu (Lào) tham gia đóng góp, trực tiếp hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập thủy điện.
Sáng 28-7, bác sĩ Manosy, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện tỉnh Attapeu (Lào) thông tin, sản phụ Ta (24 tuổi) ở bản Hín Lạt, huyện Sanamsay vừa trải qua giai đoạn khó khăn khi sinh trên đường chạy lũ hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện tỉnh Attapeu.
Chiều 27-7, tại khu vực bản Hồ Coong, huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu, Lào) tiếp tục có mưa lớn. Đoạn đường từ thị xã Attapeu dẫn vào khu vực xảy ra thảm họa vỡ đập khoảng 40km nhưng đầy sình lầy, trơn trượt, gây trở ngại cho công tác vận chuyển hàng cứu trợ.
Ghi nhận thực tế của phóng viên, khu vực này bị dòng nước lũ hung dữ tàn phá tan hoang. Hàng trăm căn nhà bị ngập nước, xiêu vẹo, hư hỏng nặng. Trên đường, nhiều xe cơ giới và các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất của dân bị vùi lấp trong nước, bùn và xác gia súc, gia cầm chết nằm nhiều nơi.
Sau gần 4 ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Lào, đến chiều 27-7, nước trong khu vực đã rút bớt và lực lượng chức năng của Lào cùng các nước khác vẫn đang tích cực thực hiện công tác cứu hộ.
Ngày 25-7, con đường độc đạo dẫn vào huyện Sanamsay, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi, Nam Lào vẫn đang bị ách tắc hoàn toàn do mực nước ở các con suối dâng cao khiến công tác cứu hộ cứu trợ gặp nhiều khó khăn.
Người dân Lào sinh sống tại khu vực hạ lưu đập thủy điện Sepien Senamnoi đã nhận được thông báo yêu cầu sơ tán vài giờ trước khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện này ngày 23-7.