Ngày 8-5, trước việc nhiều nước trên thế giới đang ghi nhận sự gia tăng đáng lo ngại về việc trẻ em bị viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, Bộ Y tế cho biết, qua giám sát đến nay, Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc căn bệnh viêm gan này nhưng nguy cơ bệnh xâm nhập rất lớn.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong hai năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 14,9 triệu người, cao hơn gấp nhiều lần số ca tử vong do các nước thông báo.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi ở trẻ em trong bối cảnh nhiều hoạt động trên thế giới bị gián đoạn do dịch Covid-19 và hàng triệu người phải di cư vì xung đột.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, ít nhất 1 trẻ đã tử vong sau khi số ca mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ gia tăng. Hiện các cơ quan y tế trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu những trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ.
Dù số ca mắc mới và tử vong do Covid-19 tiếp tục giảm, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14-4 khẳng định Covid-19 vẫn là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, đồng thời khuyến nghị các nước chuẩn bị trong tư thế phản ứng nhanh, trên quy mô lớn đối với đại dịch này.
Một loạt quốc gia châu Á tuần qua ghi nhận nhiều ca mắc các biến thể tái tổ hợp khác nhau của virus SARS-CoV-2, sau khi hàng trăm ca mắc được phát hiện ở châu Âu trước đó, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải đưa ra cảnh báo về khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục “biến hình” trong tương lai.
Ngày 8-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc điện đàm với TS Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.
Kết quả cuộc khảo sát về dữ liệu ô nhiễm ở 6.475 thành phố trên toàn thế giới vừa được công bố cho thấy, không một quốc gia nào đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2021, thậm chí khói mù còn bùng phát trở lại ở một số khu vực.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau hơn 1 tháng ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 giảm, con số này lại đang có xu hướng gia tăng trên khắp thế giới. Tại Mỹ và châu Âu, giới chuyên gia dịch tễ cảnh báo về làn sóng dịch mới có thể xuất hiện trong vài tuần tới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ 30 ngày 19-3 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 467.759.807 ca mắc Covid-19, trong đó có 6.093.147 ca tử vong. Số người đang phải điều trị tích cực hiện là 62.755 ca.
Đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống; Gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 trên sàn thương mại điện tử; Bé gái 11 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh khi cho ăn: Công an đang củng cố hồ sơ để xử lý; F0 được ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà; Phát hiện mới về biến thể lai Deltacron… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 15-3-2022.
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Phi cho biết, nếu không hành động mạnh mẽ thì tính đến tháng 12-2023, 1/5 số người lớn và 1/10 trẻ em, thanh thiếu niên ở 10 quốc gia châu Phi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng béo phì.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa thành lập một trung tâm đào tạo toàn cầu để giúp các nước nghèo chế tạo vaccine, kháng thể và thuốc điều trị ung thư bằng công nghệ mRNA - vốn được sử dụng thành công để sản xuất vaccine Covid-19.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuy làn sóng biến thể Omicron đang có chiều hướng giảm nhưng sự hoành hành của dòng phụ BA.2 hay còn gọi là “Omicron tàng hình” đang gây ra một số lo ngại.