Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương, cuối tháng 1-2021, chỉ số sản xuất ngành dệt, chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Dịch Covid-19 tiếp tục gây khó cho hoạt động thương mại của ngành da giày tại thị trường xuất khẩu chủ lực là châu Âu, Hoa Kỳ. Năm 2020, toàn ngành xuất khẩu được 19,5 tỷ USD giảm 11,5% so với năm 2019. Hiện Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch nên nhiều đơn hàng dài hạn đã quay trở lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tình trạng khó khăn với ngành còn kéo dài đến hết năm 2021.
Sau 1 tháng tham gia EVFTA, Việt Nam đã cấp được tổng cộng hơn 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 cho các doanh nghiệp xuất hàng hóa sang châu Âu, với kim ngạch là 277 triệu USD đi 27 nước EU.
Những thông báo tạm hoãn, tạm nhập hàng hóa từ đối tác khách hàng ở thị trường châu Âu, Hoa Kỳ đã khiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam gặp khó. Nhiều DN buộc phải cho người lao động nghỉ luân phiên, giảm giờ làm… để kéo dài hoạt động sản xuất.
Theo Bộ Công thương, triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong 3 tháng đầu năm 2020 là tương đối thấp. Xuất khẩu quý 1 và 2 của Việt Nam sang EU dự báo có thể giảm 6%-8% nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến tháng 6.
Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, một số thương hiệu hàng thể thao nổi tiếng trên thế giới đang gia tăng đơn đặt hàng gia công tại Việt Nam. Adidas đã cắt giảm 50% số lượng giày dép sản xuất tại các nước lân cận và chuyển đơn hàng đến Việt Nam vì chi phí nhân công thấp hơn. Tương tự, đối thủ của Adidas là Nike, hiện có đến 50% sản phẩm của Nike được sản xuất ở Việt Nam.
Ngày 20-11, Bộ Công thương đã tổ chức kết nối thị trường nguồn nguyên phụ liệu dệt may, da giày cho hơn 530 doanh nghiệp trong nước và 17 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngày 30-9, thông tin từ Bộ Công thương, có 26 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cán mốc hơn 1 tỷ USD, chiếm 89,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Ngành da giày đang đứng trước cơ hội gia tăng, mở rộng thị trường xuất khẩu khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được ký kết. Tuy nhiên, để tận dụng tốt thời cơ, ngành này cần khắc phục các điểm yếu cố hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh với sự năng động của bản thân các doanh nghiệp (DN), sự đồng hành hỗ trợ từ chính sách và các tổ chức đại diện...
Tại hội nghị bàn giải pháp tăng trưởng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam tổ chức mới đây, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam, cho biết kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2019 ước đạt 22 tỷ USD và mức tăng trưởng sẽ đạt 11%.
Ngành da giày, túi xách Việt Nam đang có bước tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm qua. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu từ nhập khẩu hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nên giá trị gia tăng thấp, tính cạnh tranh không cao.
Tính đến hết tháng 9-2018, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày trên cả nước có tốc độ tăng trưởng mạnh và lọt tốp 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, tại TPHCM - một trong những tỉnh/thành từ lâu vẫn dẫn đầu ngành này - xuất khẩu dệt may, da giày lại đang có dấu hiệu chững lại.
Việt Nam đang đứng trong tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới. Vị thế này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong 5 năm tới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận thách thức cạnh tranh của ngành da giày trong năm 2018 sẽ rất gay gắt bởi sự xuất hiện của một số thị trường mới nổi.
Ngày 21-3, tại hội nghị xúc tiến xuất khẩu ngành da giày do Lefaso tổ chức, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Lefaso cho biết, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 các nước xuất khẩu da giày ra thị phần thế giới, sau Trung Quốc.
Ngành da giày - túi xách đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 18 tỷ USD trong năm 2018, trước bối cảnh thị trường có nhiều thuận lợi lẫn khó khăn đan xen. Nâng cao năng suất lao động và xúc tiến thương mại hiệu quả sẽ tạo ra cơ hội đột phá để giúp ngành đạt được mục tiêu đề ra.
Ngày 26-2, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện, thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn TP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại.