Tại sao chỉ số HbA1c lại cao trong khi đường huyết bình thường?

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi 54 tuổi và bị bệnh tiểu đường đã 10 năm nay. Hiện tại tôi vẫn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường do bác sĩ chỉ định. Gần đây khi đi làm xét nghiệm đường huyết tôi được khuyên đo cả chỉ số HbA1c và HbA1c của tôi là 7,8% trong khi đó đường huyết là 5,4mmol/l. Cho tôi hỏi chỉ số HbA1c là gì và tại sao chỉ số HbA1c của tôi lại tăng cao, trong khi đó đường huyết lại bình thường?
Tại sao chỉ số HbA1c lại cao trong khi đường huyết bình thường?

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi 54 tuổi và bị bệnh tiểu đường đã 10 năm nay. Hiện tại tôi vẫn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường do bác sĩ chỉ định. Gần đây khi đi làm xét nghiệm đường huyết tôi được khuyên đo cả chỉ số HbA1c và HbA1c của tôi là 7,8% trong khi đó đường huyết là 5,4mmol/l. Cho tôi hỏi chỉ số HbA1c là gì và tại sao chỉ số HbA1c của tôi lại tăng cao, trong khi đó đường huyết lại bình thường?

Đáp: Chào bạn, rất nhiều người bệnh tiểu đường thường chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết mà không quan tâm đến HbA1c. Thực chất, HbA1c là thuật ngữ dùng để mô tả lượng đường liên kết với Hemoglobin - một loại protein trong tế bào hồng cầu. Chỉ số này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường trong máu. Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng 2-3 tháng của bạn. Khi chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường càng lớn. Vì vậy chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh kiểm tra chỉ số này bên cạnh chỉ số glucose máu tối thiểu là 2 lần trong năm, riêng đối với người có chỉ số đường huyết không ổn định thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn, khoảng 3 tháng/lần.

Theo như tôi thấy thì chỉ số HbA1c của bạn đang cao hơn mức bình thường (5,7 - 6,4%). Điều này cho thấy bạn kiểm soát đường huyết chưa tốt, nên sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường. Còn chỉ số đường huyết phản ánh nồng độ đường máu ngay tại thời điểm đo, do đó nó có thể thay đổi tùy thuộc vào thuốc, thức ăn, tình trạng no hay đói của cơ thể… Vì vậy, tại thời điểm bạn đo, đường huyết có thể bình thường hoặc thấp hơn bình thường.

Trường hợp này bạn nên xem xét lại chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện xem đã phù hợp chưa, đồng thời đi khám lại để bác sĩ có những điều chỉnh về thuốc. Đồng thời, bạn hãy sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, kiểm soát tốt chỉ số HbA1c và ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường có thể gây ra như khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, nấm linh chi… Nhiều tài liệu cho thấy, đây đều là những thảo dược có tác dụng tăng tiết insulin, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Các thảo dược này nếu được sử dụng thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết vì nó giúp tăng phân hủy glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào.

Ngoài việc áp dụng các lời khuyên trên thì việc kết hợp điều trị bằng phương pháp yoga để chữa bệnh tiểu đường cũng rất hiệu quả. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu với các bạn 3 động tác yoga đơn giản giúp người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu:

Tư thế rắn hổ mang

- Nằm úp mặt xuống sàn nhà, khép hai chân lại, trán chạm đất, chống hai tay xuống sàn nhà, gối khuỷu tay chạm đất.

-  Hít thở, ngẩng đầu hướng lên trên, nâng lồng ngực rời khỏi mặt đất.

-  Dùng lực của hai tay để chống nâng cơ thể lên, duỗi thẳng khuỷu tay, thở ra, mở đầu cổ họng, ngửa ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, giữ tư thế này trong 10 giây.

Tư thế Kapalbhati

- Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu.

- Thư giãn các cơ dạ dày và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào.

- Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp. Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.

Tư thế Vajrasana

- Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.

- Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng.

- Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.


HIẾU BÙI

Tin cùng chuyên mục