
Dù nhiều tổ chức bảo vệ môi trường và bảo vệ loài vật phản đối, mùa săn cá heo hàng năm tại một thị trấn duyên hải Nhật Bản vẫn bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3. Theo một số liệu của những nhà bảo vệ môi trường thế giới, mỗi năm có khoảng 2.000 con cá heo bị xẻ thịt và hiện diện trên bàn ăn, nhà hàng và ở các siêu thị.
- Taiji nổi tiếng nhờ...YouTube

Thảm sát cá heo ở Taiji.
Taiji (chỉ cách Tokyo 6 giờ xe) “nổi tiếng” cũng từ khi xuất hiện khúc phim video quay cảnh cá heo bị giết xuất hiện trên YouTube và từ những chỉ trích của những nhân vật nổi tiếng, ví dụ các tài tử điện ảnh Mỹ Joaquin Phoenix, Ted Danson cùng những nhà bảo vệ môi trường có tiếng.
Sự phản đối trở nên căng thẳng, đã xảy ra đánh nhau giữa ngư dân với những người nước ngoài đến phản đối chuyện tàn sát cá heo. Dân địa phương nói ở Taiji và các thị trấn lân cận Kii-Katsura và Shingu nói việc ăn thịt cá mập, cá heo đã là truyền thống từ hàng trăm năm qua, các nhà hàng và cửa hiệu luôn bán các món chế biến từ cá mập và cá heo.
Theo Ikuo Mizutani chuyên bán sỉ “đặc sản” này, một ký thịt cá heo có giá 2.000 yên (tương đương 9 euro), rẻ hơn thịt bò và thịt cá mập. Còn trong bảo tàng, người tham quan từ nơi khác đến cảm thấy rụng rời, như Keiko Shibuya dân Osaka nói cô không thể tin người ta lại ăn thịt loài cá heo dễ thương.
- Bạo lực hay bình thường?
Các cuộc săn cá heo luôn bạo tàn và bài bản: những chiếc thuyền vây một bầy cá heo đang du trú, hạ những thỏi kim loại xuống mặt biển, gõ beng beng để chúng sợ và gây nhiễu sóng âm của chúng. Khi bầy cá heo hoảng sợ rút gọn vào một góc, các ngư phủ liền cầm dao chém chúng chết, máu đỏ loang cả một vùng biển. Rồi họ lôi chúng đến một nhà kho ven bờ để xả thịt.
Các ngư dân cảm thấy ngạc nhiên khi có người cho rằng quá bạo lực, và nói những người phản đối là dân cực đoan. Một người tự xưng là Kawasaki nói: “ Vào xem thử lò mổ bò ở Mỹ đi, cũng chẳng đẹp đẽ gì đâu. Ở đây chỉ tệ hơn là giết công khai”.
Đa số các ngư dân này hành nghề cha truyền con nối, nên xem việc giết và ăn sản vật biển Taiji là chuyện bình thường. Họ bác bỏ những lý lẽ nêu cá heo là loài vật đặc biệt. Kawasaki: “Chúng là thức ăn, cũng giống như người Hoa và Hàn Quốc thích ăn thịt chó”.
- Cá heo là tài sản thế giới
Các quan chức địa phương cho hay: việc xem săn cá heo như một “truyền thống” không phải là lý do thực. Họ muốn hủy diệt sự cạnh tranh. Không thể chấp nhận được. Các con vật này đâu có hộ chiếu Nhật, chúng là tài sản thế giới. 26 ngư dân chỉ muốn nắm thế độc quyền ở đây”.
Các nhà bảo vệ môi trường cũng đánh động tình trạng lạm sát cá ngừ do người Nhật đang rất thích sản vật biển này. Một báo cáo hồi cuối năm 2006 cho biết, ngư dân Nhật khai thác khoảng 100.000 tấn cá ngừ vây xanh, tức vượt mức cho phép từ giữa năm 1996 đến năm 2005.
Nhưng ngư dân Taiji khẳng định họ không lạm sát sản vật biển. Kazutoyo Shimetani, chủ nhiệm một hợp tác xã đánh bắt cá heo nói: “Làm thế chẳng khác chúng tôi tự cắt cổ mình”, và nói hợp tác xã kiểm soát rất chặt hoạt động này, bằng cách chỉ giao việc cho 26 ngư dân trong khoảng 500 ngư dân của Taiji.
Diên Hy (theo Spiegel)