Phân ngôi khách - chủ

Tạo những góc ấm cúng

Tạo những góc ấm cúng

Trong quá trình tiếp đón khách tại nhà, những góc ấm cúng rất cần thiết để tạo lập không khí thân mật và hài hòa về Nội Khí mà có khi những phòng khách trang trọng hay bề thế chưa chắc đã làm được. Điều này cũng thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh môi bao cảnh, không phải cứ có diện tích rộng hay nội thất cao cấp là có thể tạo được, mà phải căn cứ theo Âm Dương Ngũ Hành và điều kiện cụ thể của mỗi nhà để phối kết hài hòa.

* Đối với nhà rộng

Tạo những góc ấm cúng ảnh 1

Hình 1

Nên tạo thêm những khoảng tiếp khách tạm, tiếp khách thân mật không chỉ trong không gian phòng khách mà có thể là phòng sinh hoạt, sảnh vào, hành lang hay lân cận phòng ăn. Đây là những vùng Trường Khí chuyển tiếp, không quá thiên về Âm hay Dương, có thể đóng vai trò “giảm tải” cho không gian phòng khách hay phòng ăn, nhất là vào những dịp lễ lạt đông người tập trung, hoặc khi có khách thân đến chơi nhà mà cả chủ lẫn khách đều không cần phải ngồi tại phòng khách trịnh trọng.

Tạo những góc ấm cúng ảnh 2

Hình 2

Những góc thân mật này chỉ cần bài trí đơn giản, lấy yếu tố tiện dụng làm chủ đạo. Ví dụ như một băng ghế dài ngoài hiên (Hình 1), hai ghế bành bên một bàn nước nhỏ… là có thể dễ dàng hình thành nên nơi hàn huyên vui vẻ. Với gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, việc có thêm khoảng tiếp khách phụ, tiếp khách tạm là rất cần thiết để tạo sự thoải mái, chủ động và ít ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên cũng cần tránh bố trí tiếp khách tại hành lang hay đi qua lại hay gầm cầu thang, gần kho và vệ sinh… vì những không gian này thuộc dạng Hung, có thể thiếu thẩm mỹ hoặc gặp Xung Sát, bất lợi cho cả khách lẫn chủ. Nếu nhà có điều kiện thì tại sảnh vào hay khoảng sân vườn có thể đặt chiếc xích đu, bộ ghế đá làm nơi tiếp khách tạm rất tương hợp.

* Đối với nhà nhỏ

Tạo những góc ấm cúng ảnh 3

Hình 3

Những không gian nhà chật thông thường phòng khách cũng nhỏ theo và kiêm thêm các chức năng sinh hoạt, xem tivi, thậm chí ăn cơm (!?). Vì vậy, những góc ấm cúng có thể tận dụng được thường đi kèm theo vật dụng tương ứng và chức năng bổ trợ, ví dụ như chỗ đi giày tại cửa ra vào đặt một băng ghế, chiếu tới cầu thang đặt tủ sách và ghế nhỏ để tiếp khách mà không phải vào trong phòng riêng khi nhà có đông người (Hình 2).

Tạo những góc ấm cúng ảnh 4

Hình 4

Việc dùng thêm kính thủy (gương soi) tại những chỗ hẹp và đối ngoại vừa có thể giúp ngăn chặn luồng Hung Khí từ ngoài vào, đồng thời tạo cảm giác không gian rộng ra. Nên chú ý, tạo góc ấm cúng tiếp khách không chỉ là đặt chỗ ngồi mà còn phải lưu ý đến điểm nhìn. Nhiều khi cũng vẫn một vị trí ngồi giống nhau (ví dụ trường hợp các căn hộ chung cư) nhưng khi gia chủ biết khéo léo hướng tầm nhìn của khách ra những góc đẹp, bằng một vài sắp đặt giản đơn và thay đổi linh hoạt (Hình 3) thì luôn đem đến sự bất ngờ và thểâ hiện lòng hiếu khách cũng như thái độ trân trọng trong đối ngoại của gia chủ.

* Lợi ích quầy bar

Tạo những góc ấm cúng ảnh 5

Hình 5

Các quầy bar ngày càng được ưa dùng trong xử lý phong thủy ngôi nhà hiện đại. Cần hiểu quầy bar gia đình đơn giản là một mặt bàn ngang để ngồi uống nước, trò chuyện, dùng thức ăn nhanh hoặc chuyển tiếp thức ăn từ bếp ra bàn, chứ không phải “nơi pha chế rượu” như trong quán xá. Vì thế, bố trí quầy bar một cách hợp lý sẽ có lợi nhiều mặt về tiện nghi nội thất cũng như điều chỉnh Trường Khí trong nhà. Thứ nhất là khả năng chống Trực Xung của quầy bar, khi di chuyển từ ngoài vào bếp, quầy bar vừa là điểm nhấn vừa để ngăn cản những người “không phận sự miễn vào”.

Thứ hai, quầy bar trở thành một không gian đệm – một vùng Âm Dương giao hòa – cần thiết để giảm các tác nhân khói, mùi của bếp nấu, thuận tiện giúp trình bày món ăn hay pha nước mà ngay trên mặt bếp khó thực hiện tốt. Một số nội thất đặt quầy bar ngoài hàng hiên, cạnh cửa sổ, gần bể cá cảnh (Hình 4)… cũng chính là tạo nên điểm Liên Kết Khí trong - ngoài hữu hiệu. Thứ ba là khả năng giới hạn không gian của quầy bar nhằm giúp sử dụng hữu hiệu hơn các khu vực chức năng khác nhau nhưng cần đặt gần nhau.

Các nhà thực hành kiến trúc sinh học Tây Phương hay ví quầy bar như một “thanh công cụ” điều chỉnh mối quan hệ giữa bếp và phòng ăn, thậm chí phòng khách rất tốt. Khi diện tích căn hộ hạn chế, bếp nhỏ gọn và cạnh phòng khách, nếu có một quầy bar nhỏ sẽ tăng được khả năng phục vụ mà lại tránh các bề bộn nhờ quầy bar trở thành một vách ngăn ước lệ, một dạng bình phong thấp (Hình 5) có tác dụng “che mà vẫn khoe” hiệu quả.

HOÀI AN

Tin cùng chuyên mục