Thận trọng khi sử dụng kháng sinh

Đa số người dân hiểu rằng khi bị bệnh có nóng sốt, là có vi trùng gây bệnh. Cần hiểu rõ hơn về tình trạng sốt, có thể là do vi trùng gây bệnh, nhưng cũng có thể nóng sốt do phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm đau (đau do sưng trặc, đau đầu do căng thẳng thần kinh ...) trường hợp nóng sốt này đâu cần phải sử dụng đến kháng sinh. Khi nhiễm siêu vi không phải lúc nào cũng dùng kháng sinh, chỉ dùng khi cần thiết và phải được giám sát của thầy thuốc.

Một số điều lưu ý và thận trọng khi sử dụng kháng sinh:

1- Chỉ có thầy thuốc mới biết sử dụng kháng sinh đúng loại và khi nào thì cần dùng. Không nên tự ý mua dùng

2- Uống đúng cách và uống đủ liều, đủ số lần, đúng thời gian dùng trong ngày (đối với trẻ em cho liều uống theo cân nặng).

3- Phải dùng đủ thời gian của đợt điều trị kháng sinh, đề phòng bệnh tái phát (thí dụ: viêm họng nên dùng ít nhất 7 ngày)

4- Không tự ý dùng hay thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

5- Sau khi uống thuốc thấy đỡ, không được tự ý ngưng thuốc. Trường hợp không đỡ, phải hỏi lại trực tiếp bác sĩ đang điều trị.

6- Khi xuất hiện phản ứng phụ hay biểu hiện dị ứng (ngứa, sung môi…), phải dừng ngay và báo cho thầy thuốc biết.

7- Đối với phụ nữ, cần cho bác sĩ biết về tình trạng mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, vì thời gian này thai đang hình thành tai, một số kháng sinh có thể gây nhiễm độc làm trẻ bị điếc bẩm sinh, sau này dễ gây câm. Ngoài ra, người già và những người có bệnh về gan, thận… cũng chỉ được dùng một số loại kháng sinh thích hợp mà thôi.

8- Kháng sinh có thể sử dụng để dự phòng nhiễm trùng trong một số trường hợp như nhổ răng, chuẩn bị mổ xẻ… nhưng không phải nhất thiết đều phải dùng.

BS LÊ THIỆN ANH TUẤN

Tin cùng chuyên mục