Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hệ thống phân phối thường thắt chặt những quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là để đảm bảo ổn định về chất lượng hàng hóa, an toàn cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kiểm định chất lượng hàng hóa còn chưa chặt chẽ.
Trăm mối tơ vò
Tại Việt Nam, tình trạng tồn tại quá nhiều cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vừa gây nên tình trạng chồng chéo trong công tác thanh kiểm tra vừa tạo lỗ hổng lớn để những sản phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn lọt ra thị trường.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh (Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản), thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, ước tính Việt Nam đang có 29.500 trang trại. Trong đó, 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), gần 11.000 trại chăn nuôi (chiếm 37,29%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%). Còn lại là 4.028 trang trại tổng hợp, chiếm 13,66%. Riêng doanh nghiệp chế biến hiện có khoảng trên dưới 800 công ty chế biến thực phẩm.
Số lượng trang trại và doanh nghiệp nhiều nhưng nhìn vào số liệu công bố của các cơ quan chức năng cho thấy, những trang trại và doanh nghiệp đảm bảo điều kiện được các cơ quan chức năng chứng nhận đạt an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất hạn chế. Cục Chất lượng và nông lâm thuỷ sản công bố, hiện có gần 700 doanh nghiệp xuất khẩu đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực thực phẩm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, chỉ có 2.465 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, số liệu của Cục Trồng trọt là 1.585 cơ sở đạt tiêu chuẩn GAP. Trong khi đó, trang web Gap chỉ công bố có 26 cơ sở chăn nuôi và 34 cơ sở thủy sản đạt tiêu chuẩn GAP… Đơn cử như Bình Dương là một trong những tỉnh thành có số lượng trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp lớn nhất nhì cả nước nhưng chỉ có 5% trang trại đạt tiêu chuẩn GAP.
Từ phân tích so sánh trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn còn tồn tại lượng lớn thực phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tràn ra thị trường. Có 4 nguyên nhân để thực phẩm không an toàn có thể tồn tại trên thị trường. Yếu tố đầu tiên là bất cập trong hệ thống quản lý. Hiện các cơ quan chức năng chỉ mới kiểm soát theo chiến dịch, kiểm soát lô hàng và không bắt buộc kiểm soát theo quy trình. Tại những điểm đầu tiên của chuỗi thực phẩm như biên giới, chợ đầu mối, cảng, cơ sở sản xuất thương mại thuốc, hóa chất, thức ăn, phân bón… không có hoặc có kiểm tra, kiểm soát nhưng hiệu quả hạn chế. Những đơn vị cung ứng sản phẩm cũng chưa bị bắt buộc phải thực hiện truy xuất nguồn gốc. Và đặc biệt nhất là có quá nhiều cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn về phía người nông dân thì từ chối tiếp cận các giải pháp kỹ thuật mới như trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, công nghệ chế biến không dùng chất bảo quản, không ứng dụng công nghệ truy suất nguồn gốc điện tử… bởi niềm tin vào khả năng tiêu thụ sản phẩm không cao. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội địa yếu cũng là hạn chế rất lớn. Cuối cùng là người tiêu dùng còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm an toàn.
Gác cửa cho người tiêu dùng
Thực tế trên chính là nguyên nhân mà các hệ thống phân phối bán lẻ thắt chặt kiểm duyệt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho khách hàng tiêu dùng.
Đại diện Bộ Công thương khẳng định, không chỉ hệ thống phân phối bán lẻ trong nước mà ngay cả hệ thống phân phối bán lẻ nước ngoài và các cửa khẩu biên giới của các nước trên thế giới đã và đang áp dụng những quy định tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm mới theo hướng kiểm tra ngặt nghèo hơn những sản phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử, để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu và Mỹ theo hệ thống phân phối, qua đơn vị trung gian hay xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải chứng minh được hồ sơ kiểm tra và chứng nhận của đơn vị độc lập từ khâu nguyên liệu sản xuất đến khâu ra thành phẩm, vận chuyển và xuất khẩu vào thị trường.
Riêng trong nước, đại diện Saigon Co.op khẳng định, hiện tại hệ thống Co.opmart đang áp dụng 3 tầng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, kiểm tra tại nhà máy sản xuất, kho lưu trữ và quầy kệ trưng bày sản phẩm tại các siêu thị. Trong thời gian tới, việc áp dụng quy trình kiểm tra cũng sẽ chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền thông tin để người tiêu dùng nhận biết rõ sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh, dựa trên số liệu thống kê tình hình tiêu dùng thực phẩm do Bộ Công thương công bố từ năm 2010 đến nay cho thấy, ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm trên dưới 700.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% GDP. Đây sẽ là dư địa thị trường lớn cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển.
Tuy nhiên theo bà Minh, để đáp ứng những yêu cầu mới và ngày càng khắt khe về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng là yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng hơn. Mặt khác, cần nắm bắt những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng về bao bì, nhãn mác, đóng gói sản phẩm; đáp ứng tiêu chuẩn tương đương hệ tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới như HACCP, GAP, MSC…; áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin. Còn về phía các cơ quan chức năng cần thống nhất đầu mối quản lý, kiểm tra, giám sát và buộc các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng về phía người tiêu dùng, cần tỉnh táo nhận diện thực phẩm an toàn, không lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và số đông.
Trăm mối tơ vò
Tại Việt Nam, tình trạng tồn tại quá nhiều cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vừa gây nên tình trạng chồng chéo trong công tác thanh kiểm tra vừa tạo lỗ hổng lớn để những sản phẩm kém chất lượng, thiếu an toàn lọt ra thị trường.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh (Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản), thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, ước tính Việt Nam đang có 29.500 trang trại. Trong đó, 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), gần 11.000 trại chăn nuôi (chiếm 37,29%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%). Còn lại là 4.028 trang trại tổng hợp, chiếm 13,66%. Riêng doanh nghiệp chế biến hiện có khoảng trên dưới 800 công ty chế biến thực phẩm.
Số lượng trang trại và doanh nghiệp nhiều nhưng nhìn vào số liệu công bố của các cơ quan chức năng cho thấy, những trang trại và doanh nghiệp đảm bảo điều kiện được các cơ quan chức năng chứng nhận đạt an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất hạn chế. Cục Chất lượng và nông lâm thuỷ sản công bố, hiện có gần 700 doanh nghiệp xuất khẩu đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực thực phẩm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) công bố, chỉ có 2.465 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, số liệu của Cục Trồng trọt là 1.585 cơ sở đạt tiêu chuẩn GAP. Trong khi đó, trang web Gap chỉ công bố có 26 cơ sở chăn nuôi và 34 cơ sở thủy sản đạt tiêu chuẩn GAP… Đơn cử như Bình Dương là một trong những tỉnh thành có số lượng trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp lớn nhất nhì cả nước nhưng chỉ có 5% trang trại đạt tiêu chuẩn GAP.
Từ phân tích so sánh trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn còn tồn tại lượng lớn thực phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tràn ra thị trường. Có 4 nguyên nhân để thực phẩm không an toàn có thể tồn tại trên thị trường. Yếu tố đầu tiên là bất cập trong hệ thống quản lý. Hiện các cơ quan chức năng chỉ mới kiểm soát theo chiến dịch, kiểm soát lô hàng và không bắt buộc kiểm soát theo quy trình. Tại những điểm đầu tiên của chuỗi thực phẩm như biên giới, chợ đầu mối, cảng, cơ sở sản xuất thương mại thuốc, hóa chất, thức ăn, phân bón… không có hoặc có kiểm tra, kiểm soát nhưng hiệu quả hạn chế. Những đơn vị cung ứng sản phẩm cũng chưa bị bắt buộc phải thực hiện truy xuất nguồn gốc. Và đặc biệt nhất là có quá nhiều cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn về phía người nông dân thì từ chối tiếp cận các giải pháp kỹ thuật mới như trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, công nghệ chế biến không dùng chất bảo quản, không ứng dụng công nghệ truy suất nguồn gốc điện tử… bởi niềm tin vào khả năng tiêu thụ sản phẩm không cao. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội địa yếu cũng là hạn chế rất lớn. Cuối cùng là người tiêu dùng còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm an toàn.
Gác cửa cho người tiêu dùng
Thực tế trên chính là nguyên nhân mà các hệ thống phân phối bán lẻ thắt chặt kiểm duyệt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho khách hàng tiêu dùng.
Đại diện Bộ Công thương khẳng định, không chỉ hệ thống phân phối bán lẻ trong nước mà ngay cả hệ thống phân phối bán lẻ nước ngoài và các cửa khẩu biên giới của các nước trên thế giới đã và đang áp dụng những quy định tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm mới theo hướng kiểm tra ngặt nghèo hơn những sản phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử, để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Âu và Mỹ theo hệ thống phân phối, qua đơn vị trung gian hay xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải chứng minh được hồ sơ kiểm tra và chứng nhận của đơn vị độc lập từ khâu nguyên liệu sản xuất đến khâu ra thành phẩm, vận chuyển và xuất khẩu vào thị trường.
Riêng trong nước, đại diện Saigon Co.op khẳng định, hiện tại hệ thống Co.opmart đang áp dụng 3 tầng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, kiểm tra tại nhà máy sản xuất, kho lưu trữ và quầy kệ trưng bày sản phẩm tại các siêu thị. Trong thời gian tới, việc áp dụng quy trình kiểm tra cũng sẽ chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền thông tin để người tiêu dùng nhận biết rõ sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh, dựa trên số liệu thống kê tình hình tiêu dùng thực phẩm do Bộ Công thương công bố từ năm 2010 đến nay cho thấy, ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm trên dưới 700.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% GDP. Đây sẽ là dư địa thị trường lớn cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển.
Tuy nhiên theo bà Minh, để đáp ứng những yêu cầu mới và ngày càng khắt khe về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng là yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng hơn. Mặt khác, cần nắm bắt những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng về bao bì, nhãn mác, đóng gói sản phẩm; đáp ứng tiêu chuẩn tương đương hệ tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới như HACCP, GAP, MSC…; áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin. Còn về phía các cơ quan chức năng cần thống nhất đầu mối quản lý, kiểm tra, giám sát và buộc các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng về phía người tiêu dùng, cần tỉnh táo nhận diện thực phẩm an toàn, không lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và số đông.