Thống kê chưa đầy đủ từ Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM, tổng lượng rác xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố trên dưới 2.000 tấn/ngày, nhưng chỉ ít số trong đó được thu gom và xử lý. Số còn lại thải bỏ ra môi trường hoặc được chuyển nhượng tự do trên thị trường mà không được kiểm soát.
Doanh nghiệp gặp khó
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết thành phần các loại chất thải là rác xây dựng phức tạp nên việc thu gom và xử lý hiện cũng chia thành nhiều dạng khác nhau. Theo đó, số ít rác xây dựng là loại vật liệu có khả năng tái chế, làm vật liệu san lấp như cát, bê tông, gạch, đá... được các công trường sử dụng lại làm vật liệu san nền hoặc tự bán cho các đơn vị thu gom để chuyển đến công trường khác có nhu cầu san lấp mặt bằng. Đối với một số loại chất thải không làm vật liệu san lấp được như thạch cao… thì chuyển về nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh để xử lý. Số còn lại bị chủ đầu tư công trình, người dân, người thu gom không có ý thức đổ bừa bãi tại các bãi đất trống, vùng ven…
Doanh nghiệp gặp khó
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết thành phần các loại chất thải là rác xây dựng phức tạp nên việc thu gom và xử lý hiện cũng chia thành nhiều dạng khác nhau. Theo đó, số ít rác xây dựng là loại vật liệu có khả năng tái chế, làm vật liệu san lấp như cát, bê tông, gạch, đá... được các công trường sử dụng lại làm vật liệu san nền hoặc tự bán cho các đơn vị thu gom để chuyển đến công trường khác có nhu cầu san lấp mặt bằng. Đối với một số loại chất thải không làm vật liệu san lấp được như thạch cao… thì chuyển về nhà máy của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh để xử lý. Số còn lại bị chủ đầu tư công trình, người dân, người thu gom không có ý thức đổ bừa bãi tại các bãi đất trống, vùng ven…
Đồng thuận với nhận định trên, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, cho biết, ngoại trừ số lượng rác xây dựng do các chủ đầu tư có ký hợp đồng thu gom và xử lý với công ty khoảng 1.250 tấn/ngày, số còn lại được các chủ nguồn thải chuyển nhượng tự do trên thị trường hoặc thải bỏ và không thể kiểm soát được số lượng rác này. Phổ biến nhất là hộ gia đình, chủ công trường thuê xe ba gác đến gom và đổ rác xây dựng ra các khu vực vùng ven, bãi đất trống.
Lý giải thực tế trên, theo đại diện các doanh nghiệp, nguyên nhân là do thành phố chưa có nhà máy xử lý chất thải xây dựng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thu gom và xử lý lượng rác xây dựng hiện tại và trong tương lai. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động chuyển giao chất thải, giá xử lý rác xây dựng bị đẩy lên cao, gây khó cho doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị là đơn vị được UBND TPHCM giao trách nhiệm thu gom và xử lý rác xây dựng. Với giá thành thu gom hợp lý nhưng do công ty chưa có địa điểm tập trung để xây dựng nhà máy xử lý chất thải xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư 08/2017 của Bộ Xây dựng nên chỉ có thể thu gom với số lượng nhất định. Rác xây dựng sau khi được công ty thu gom sẽ vận chuyển về các trạm trung chuyển của công ty tại quận 11 và quận Gò Vấp để phân loại tái chế. Lượng rác còn lại không có khả năng tái chế sẽ được chuyển tiếp đến công trường Đông Thạnh.
Thế nhưng, theo chỉ đạo của UBND TPHCM, đến hết năm 2018, toàn bộ hoạt động xử lý chất thải tại khu vực công trường Đông Thạnh phải ngưng hoạt động. Nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại đây phải dời về Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Trong khi đó, công ty chưa được thành phố chấp thuận điều chỉnh quy hoạch theo hướng tận dụng diện tích dôi dư giữa các ô chôn lấp rác tại bãi rác Phước Hiệp để xây dựng nhà máy xử lý rác xây dựng, nên việc tiếp nhận và xử lý rác xây dựng hiện tại đang gặp khó khăn.
Cần thiết đầu tư nhà máy đạt chuẩn
Trước thực tế đó, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16-5-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2017 về công tác quản lý chất thải rắn xây dựng từ công đoạn phát sinh đến thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý. Hiện Sở TN-MT đang phối hợp Sở Xây dựng để tham mưu UBND TP tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý rác xây dựng trên. Trước mắt, để ngăn chặn và xử lý tình trạng rác xây dựng đổ bừa bãi tại hệ thống đường phố, bãi đất trống, thành phố cũng đã phân cấp trách nhiệm quản lý rác nói chung và rác xây dựng nói riêng cho các quận, huyện. Theo đó, trách nhiệm lãnh đạo các quận, huyện phải đảm bảo chất lượng vệ sinh trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm nói chung. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng do nguồn nhân lực, vật lực còn hạn chế nên tình trạng xả rác bữa bãi trên địa bàn các quận, huyện vẫn còn phổ biến và công tác quản lý chưa được thực hiện hiệu quả.
Riêng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, việc thực hiện nhiệm vụ được thành phố giao từ năm 2005 đến nay, khâu thu gom và xử lý rác xây dựng đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức xã hội hóa do chủ nguồn thải chi trả chi phí xử lý. Công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ trong công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải xây dựng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác thu gom và xử lý rác xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tế trong thời gian tới, công ty đã có văn bản trình UBND TP chấp thuận chủ trương quy hoạch vị trí xây dựng nhà máy xử lý chất thải xây dựng tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp để làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý và tái chế chất thải xây dựng. Kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy này không sử dụng ngân sách mà bằng nguồn vốn của công ty.
Có thể thấy, việc xây dựng nhà máy xử lý rác xây dựng là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xây dựng tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường. Mặt khác, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp chuyển giao chất thải với giá thành hợp lý. Tránh tình trạng như hiện nay, khả năng đáp ứng xử lý rác xây dựng ít, trong khi nhu cầu cần xử lý cao, dẫn đến doanh nghiệp hoạt động xây dựng bị ép chi trả chi phí chuyển giao xử lý cao nên thuê người lén đổ bừa bãi ra môi trường, gây nhếch nhác bộ mặt đô thị của TP.
Lý giải thực tế trên, theo đại diện các doanh nghiệp, nguyên nhân là do thành phố chưa có nhà máy xử lý chất thải xây dựng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thu gom và xử lý lượng rác xây dựng hiện tại và trong tương lai. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động chuyển giao chất thải, giá xử lý rác xây dựng bị đẩy lên cao, gây khó cho doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị là đơn vị được UBND TPHCM giao trách nhiệm thu gom và xử lý rác xây dựng. Với giá thành thu gom hợp lý nhưng do công ty chưa có địa điểm tập trung để xây dựng nhà máy xử lý chất thải xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư 08/2017 của Bộ Xây dựng nên chỉ có thể thu gom với số lượng nhất định. Rác xây dựng sau khi được công ty thu gom sẽ vận chuyển về các trạm trung chuyển của công ty tại quận 11 và quận Gò Vấp để phân loại tái chế. Lượng rác còn lại không có khả năng tái chế sẽ được chuyển tiếp đến công trường Đông Thạnh.
Thế nhưng, theo chỉ đạo của UBND TPHCM, đến hết năm 2018, toàn bộ hoạt động xử lý chất thải tại khu vực công trường Đông Thạnh phải ngưng hoạt động. Nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại đây phải dời về Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Trong khi đó, công ty chưa được thành phố chấp thuận điều chỉnh quy hoạch theo hướng tận dụng diện tích dôi dư giữa các ô chôn lấp rác tại bãi rác Phước Hiệp để xây dựng nhà máy xử lý rác xây dựng, nên việc tiếp nhận và xử lý rác xây dựng hiện tại đang gặp khó khăn.
Cần thiết đầu tư nhà máy đạt chuẩn
Trước thực tế đó, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16-5-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2017 về công tác quản lý chất thải rắn xây dựng từ công đoạn phát sinh đến thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý. Hiện Sở TN-MT đang phối hợp Sở Xây dựng để tham mưu UBND TP tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý rác xây dựng trên. Trước mắt, để ngăn chặn và xử lý tình trạng rác xây dựng đổ bừa bãi tại hệ thống đường phố, bãi đất trống, thành phố cũng đã phân cấp trách nhiệm quản lý rác nói chung và rác xây dựng nói riêng cho các quận, huyện. Theo đó, trách nhiệm lãnh đạo các quận, huyện phải đảm bảo chất lượng vệ sinh trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm nói chung. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng do nguồn nhân lực, vật lực còn hạn chế nên tình trạng xả rác bữa bãi trên địa bàn các quận, huyện vẫn còn phổ biến và công tác quản lý chưa được thực hiện hiệu quả.
Riêng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, việc thực hiện nhiệm vụ được thành phố giao từ năm 2005 đến nay, khâu thu gom và xử lý rác xây dựng đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức xã hội hóa do chủ nguồn thải chi trả chi phí xử lý. Công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ trong công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải xây dựng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa công tác thu gom và xử lý rác xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tế trong thời gian tới, công ty đã có văn bản trình UBND TP chấp thuận chủ trương quy hoạch vị trí xây dựng nhà máy xử lý chất thải xây dựng tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp để làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý và tái chế chất thải xây dựng. Kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy này không sử dụng ngân sách mà bằng nguồn vốn của công ty.
Có thể thấy, việc xây dựng nhà máy xử lý rác xây dựng là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xây dựng tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường. Mặt khác, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp chuyển giao chất thải với giá thành hợp lý. Tránh tình trạng như hiện nay, khả năng đáp ứng xử lý rác xây dựng ít, trong khi nhu cầu cần xử lý cao, dẫn đến doanh nghiệp hoạt động xây dựng bị ép chi trả chi phí chuyển giao xử lý cao nên thuê người lén đổ bừa bãi ra môi trường, gây nhếch nhác bộ mặt đô thị của TP.