Trong lịch sử các đại hội VFF, chỉ có cuộc chuyển giao giữa khóa 5 và 6 là diễn ra êm đẹp sau thành công của AFF Cup 2008, bộ máy mới đi vào hoạt động ngay sau đại hội nhờ ê kíp cũ đa số đều được tái cử.
Nhưng những rắc rối của VFF xem ra vẫn còn… tốt hơn nhiều liên đoàn thể thao khác. Có liên đoàn để trễ 1 năm, cá biệt như Liên đoàn Bóng bàn ở nhiệm kỳ 6 hiện hoãn gần 2 năm so với kế hoạch.
Với bản chất là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên việc cơ cấu bộ máy các liên đoàn, hội thể thao thường bị động, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế. Nhưng trễ là một chuyện, còn việc thành lập bộ máy mới cứ lùi đi, lùi lại là điều không nên bởi nó phản ảnh sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức này. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của các lần trì hoãn, đó là tìm không ra người đứng đầu hoặc ê kíp lãnh đạo cao nhất. Điều này cho thấy một thực tế đáng buồn, đó là các liên đoàn thiếu hẳn những chiến lược, tầm nhìn phát triển lại hạn chế khiến cho những cá nhân có uy tín được mời đều không thể biết được vai trò, nhiệm vụ của mình nếu nhận lời tham gia là gì. Từ đó nảy sinh một thực tế là có nhiều nhân vật cùng lúc đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở 2-3 liên đoàn, chưa kể còn giữ chức vụ trong bộ máy quản lý thể thao Việt Nam.
Như trường hợp chuẩn bị cho VFF khóa mới, sau các tranh cãi liên quan đến vị trí phó chủ tịch tài chính, rốt cục cả bầu Đức lẫn ông Trần Anh Tú đều tuyên bố không tranh cử, tự nhiên chỉ còn 2 ứng cử viên gần như không có đóng góp cụ thể nào cho bóng đá Việt Nam, bao gồm một ứng viên hiện đang là chủ tịch của Liên đoàn Bóng chuyền. Cho đến lúc này, không ai hiểu lý do bầu Đức phải “ép” ông Trần Anh Tú rời vị trí ứng cử viên khi mà người thay thế không có. Với một người đã làm việc tại VFF 2 nhiệm kỳ, có kinh nghiệm như ông Tú mà còn rút lui vì áp lực thì thật khó tin rằng những ứng viên còn lại đủ khả năng lèo lái con thuyền tài chính của VFF. Sự rút lui của ông Tú còn dẫn đến một viễn cảnh phức tạp, đó là nhiều khả năng 2/3 bộ máy khóa 8 toàn người mới trong bối cảnh mà khóa cũ đã tạo ra những thành công vang dội. Một khối lượng công việc cực lớn đang chờ trước mắt với thời gian rất gấp gáp, không phải là thời điểm để khóa mới của VFF “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nếu bộ máy mới không theo kịp công việc thì hậu quả chẳng ai khác, chính là nền bóng đá phải chịu.
Lựa chọn, sàng lọc, thậm chí tranh cãi để tìm ra những nhân tố nổi bật và phù hợp là điều nên làm. Nhưng cực đoan đến mức cố “xóa đi, làm mới” lại không phải là điều tốt đối với những tổ chức quản lý thể thao, nơi mà thành tích thi đấu của các đội tuyển, quá trình xây dựng phòng trào, hoạt động đầu tư đào tạo… đều luôn cần thời gian dài và ổn định. Cũng lấy ví dụ cụ thể từ VFF, các nhiệm kỳ 5, 6, 7 gần đây đều cố gắng giữ được nguyên tắc kế thừa, nên về mặt kết quả, cũng có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong năm 2017, thời điểm cuối của nhiệm kỳ 7. Trong khi đó, vì muốn thay đổi, muốn tìm được người phù hợp cho bằng được mà nhiều liên đoàn đã phải hoạt động theo kiểu “tạm quyền” một thời gian, nhưng rốt cục việc tìm kiếm chẳng đi đến đâu, đành phải quay lại với các nhân sự quen thuộc.
Như đã nói, cốt lõi của vấn đề nằm ở cơ chế hoạt động, tính hiệu quả của bộ máy, định hướng dài hạn cho bộ môn chứ không phải nằm ở con người. Một khi cơ chế bầu cử còn sơ sài, uy tín của bộ máy sụt giảm nghiêm trọng, chiến lược hoạt động chỉ gói gọn trong thời gian nhiệm kỳ thì khó mà thu hút những người có đam mê thể thao chung tay đóng góp.
Nhưng những rắc rối của VFF xem ra vẫn còn… tốt hơn nhiều liên đoàn thể thao khác. Có liên đoàn để trễ 1 năm, cá biệt như Liên đoàn Bóng bàn ở nhiệm kỳ 6 hiện hoãn gần 2 năm so với kế hoạch.
Với bản chất là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên việc cơ cấu bộ máy các liên đoàn, hội thể thao thường bị động, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế. Nhưng trễ là một chuyện, còn việc thành lập bộ máy mới cứ lùi đi, lùi lại là điều không nên bởi nó phản ảnh sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức này. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của các lần trì hoãn, đó là tìm không ra người đứng đầu hoặc ê kíp lãnh đạo cao nhất. Điều này cho thấy một thực tế đáng buồn, đó là các liên đoàn thiếu hẳn những chiến lược, tầm nhìn phát triển lại hạn chế khiến cho những cá nhân có uy tín được mời đều không thể biết được vai trò, nhiệm vụ của mình nếu nhận lời tham gia là gì. Từ đó nảy sinh một thực tế là có nhiều nhân vật cùng lúc đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở 2-3 liên đoàn, chưa kể còn giữ chức vụ trong bộ máy quản lý thể thao Việt Nam.
Như trường hợp chuẩn bị cho VFF khóa mới, sau các tranh cãi liên quan đến vị trí phó chủ tịch tài chính, rốt cục cả bầu Đức lẫn ông Trần Anh Tú đều tuyên bố không tranh cử, tự nhiên chỉ còn 2 ứng cử viên gần như không có đóng góp cụ thể nào cho bóng đá Việt Nam, bao gồm một ứng viên hiện đang là chủ tịch của Liên đoàn Bóng chuyền. Cho đến lúc này, không ai hiểu lý do bầu Đức phải “ép” ông Trần Anh Tú rời vị trí ứng cử viên khi mà người thay thế không có. Với một người đã làm việc tại VFF 2 nhiệm kỳ, có kinh nghiệm như ông Tú mà còn rút lui vì áp lực thì thật khó tin rằng những ứng viên còn lại đủ khả năng lèo lái con thuyền tài chính của VFF. Sự rút lui của ông Tú còn dẫn đến một viễn cảnh phức tạp, đó là nhiều khả năng 2/3 bộ máy khóa 8 toàn người mới trong bối cảnh mà khóa cũ đã tạo ra những thành công vang dội. Một khối lượng công việc cực lớn đang chờ trước mắt với thời gian rất gấp gáp, không phải là thời điểm để khóa mới của VFF “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nếu bộ máy mới không theo kịp công việc thì hậu quả chẳng ai khác, chính là nền bóng đá phải chịu.
Lựa chọn, sàng lọc, thậm chí tranh cãi để tìm ra những nhân tố nổi bật và phù hợp là điều nên làm. Nhưng cực đoan đến mức cố “xóa đi, làm mới” lại không phải là điều tốt đối với những tổ chức quản lý thể thao, nơi mà thành tích thi đấu của các đội tuyển, quá trình xây dựng phòng trào, hoạt động đầu tư đào tạo… đều luôn cần thời gian dài và ổn định. Cũng lấy ví dụ cụ thể từ VFF, các nhiệm kỳ 5, 6, 7 gần đây đều cố gắng giữ được nguyên tắc kế thừa, nên về mặt kết quả, cũng có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong năm 2017, thời điểm cuối của nhiệm kỳ 7. Trong khi đó, vì muốn thay đổi, muốn tìm được người phù hợp cho bằng được mà nhiều liên đoàn đã phải hoạt động theo kiểu “tạm quyền” một thời gian, nhưng rốt cục việc tìm kiếm chẳng đi đến đâu, đành phải quay lại với các nhân sự quen thuộc.
Như đã nói, cốt lõi của vấn đề nằm ở cơ chế hoạt động, tính hiệu quả của bộ máy, định hướng dài hạn cho bộ môn chứ không phải nằm ở con người. Một khi cơ chế bầu cử còn sơ sài, uy tín của bộ máy sụt giảm nghiêm trọng, chiến lược hoạt động chỉ gói gọn trong thời gian nhiệm kỳ thì khó mà thu hút những người có đam mê thể thao chung tay đóng góp.