Qua đó đã thu giữ khoảng 50.000 đơn vị sản phẩm gồm quần áo, giày dép, mắt kính, đồng hồ đeo tay, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… trị giá hàng hóa vi phạm hơn 1,5 tỷ đồng. Để đẩy mạnh công tác ngăn chặn tình trạng kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng ban quản lý các trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn tăng cường trách nhiệm hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền pháp luật đến tiểu thương kinh doanh.
Theo ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, đơn vị này sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có giải quyết nhanh các thủ tục hành chính theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2017. Đồng thời, kiên quyết xử lý tình trạng kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; nâng cao vai trò trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng...
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu chính thức có hiệu lực từ tháng 6-2017. Nghị định này được kỳ vọng tạo ra hành lang pháp lý mới, góp phần ngăn chặn thực trạng thiếu thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa khi đưa ra thị trường như đơn vị sản xuất, hạn sử dụng...
Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm hàng hóa thì người tiêu dùng nên đọc kỹ tem nhãn cũng như thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp phát hiện tem nhãn hàng hóa, sản phẩm ghi không đúng hay chưa đầy đủ thông tin theo quy định, người tiêu dùng cần gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm các quyền lợi chính đáng của mình.
Theo ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, đơn vị này sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó có giải quyết nhanh các thủ tục hành chính theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2017. Đồng thời, kiên quyết xử lý tình trạng kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng; nâng cao vai trò trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng...
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu chính thức có hiệu lực từ tháng 6-2017. Nghị định này được kỳ vọng tạo ra hành lang pháp lý mới, góp phần ngăn chặn thực trạng thiếu thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa khi đưa ra thị trường như đơn vị sản xuất, hạn sử dụng...
Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm hàng hóa thì người tiêu dùng nên đọc kỹ tem nhãn cũng như thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp phát hiện tem nhãn hàng hóa, sản phẩm ghi không đúng hay chưa đầy đủ thông tin theo quy định, người tiêu dùng cần gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm các quyền lợi chính đáng của mình.