Trong đó, bao gồm đầu tư xử lý chất thải với những doanh nghiệp đang sản xuất và doanh nghiệp mới thành lập.
Thống kê từ Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ TN-MT, cho thấy trung bình mỗi năm, bộ và các sở TN-MT địa phương tiếp nhận và phê duyệt 2.000 bộ hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới, dự án đầu tư tại Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Chưa hết, với những dự án đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn về cải tạo, đầu tư mới hệ thống xử lý chất thải. Cụ thể, trên cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động; hơn 500.000 cơ sở sản xuất. Trong đó có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu cần phải cải tạo; trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải; 4.500 làng nghề cần đầu tư hạ tầng tiếp nhận và thu gom xử lý chất thải…
Chưa hết, những chủ trương chính sách gần đây của Chính phủ Việt Nam cho thấy, sẽ kiên quyết phát triển xanh và loại bỏ những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện xử lý chất thải. Đặc biệt, kiên quyết đóng cửa những doanh nghiệp gây ô nhiễm không có khả năng khắc phục… Ngay trong lĩnh vực đầu tư công, Chính phủ cũng đã quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm sản phẩm công phải thân thiện với môi trường. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, tạo dư địa thị trường rộng lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ môi trường khai thác tiềm năng.
Song song đó, về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã làm việc với tham tán thương mại và phổ biến chính sách ưu đãi về đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, dù là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài, đều nhận chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, đất; miễn giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu công nghệ, dây chuyền sản xuất được trợ giá; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Riêng với những doanh nghiệp tham gia sản xuất điện sạch từ năng lượng gió, Mặt trời, rác thải sẽ được Chính phủ Việt Nam mua lại với giá thành cao.
Có thể nói, cùng với việc thắt chặt quản lý môi trường kết hợp với tăng cường hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển xanh, bền vững.
Thống kê từ Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ TN-MT, cho thấy trung bình mỗi năm, bộ và các sở TN-MT địa phương tiếp nhận và phê duyệt 2.000 bộ hồ sơ đánh giá tác động môi trường. Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới, dự án đầu tư tại Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Chưa hết, với những dự án đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn về cải tạo, đầu tư mới hệ thống xử lý chất thải. Cụ thể, trên cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động; hơn 500.000 cơ sở sản xuất. Trong đó có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu cần phải cải tạo; trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải; 4.500 làng nghề cần đầu tư hạ tầng tiếp nhận và thu gom xử lý chất thải…
Chưa hết, những chủ trương chính sách gần đây của Chính phủ Việt Nam cho thấy, sẽ kiên quyết phát triển xanh và loại bỏ những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện xử lý chất thải. Đặc biệt, kiên quyết đóng cửa những doanh nghiệp gây ô nhiễm không có khả năng khắc phục… Ngay trong lĩnh vực đầu tư công, Chính phủ cũng đã quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm sản phẩm công phải thân thiện với môi trường. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, tạo dư địa thị trường rộng lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ môi trường khai thác tiềm năng.
Song song đó, về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã làm việc với tham tán thương mại và phổ biến chính sách ưu đãi về đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, dù là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài, đều nhận chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, đất; miễn giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu công nghệ, dây chuyền sản xuất được trợ giá; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Riêng với những doanh nghiệp tham gia sản xuất điện sạch từ năng lượng gió, Mặt trời, rác thải sẽ được Chính phủ Việt Nam mua lại với giá thành cao.
Có thể nói, cùng với việc thắt chặt quản lý môi trường kết hợp với tăng cường hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển xanh, bền vững.