Việt Nam là quốc gia có nhiều giải thưởng về sách, các hội nhà văn từng địa phương có các giải thưởng sách của riêng từng hội. Ở tầm quốc gia, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Xuất bản cũng có giải thưởng riêng. Rồi các giải thưởng của từng ngành, bộ như giải của quân đội, công an, của Liên đoàn Lao động… Không những thế, tại các địa phương còn có các giải thưởng riêng như ở TPHCM có giải thưởng VHNT 5 năm một lần trong đó có giải dành cho sách, rồi giải của Đồng Nai, của ĐBSCL... Ngoài ra, còn có các giải không thường xuyên như giải thưởng văn học viết về đề tài chiến tranh cách mạng, giải cho sách thiếu nhi, giải văn học trẻ… Đó là chưa kể đến các giải do các đơn vị tư nhân tự tổ chức hàng năm.
Dù số lượng các giải thưởng sách không ít nhưng không che giấu được một sự thật là giải thưởng sách trong nước đang lâm vào cảnh khủng hoảng. Các giải thưởng sách thay vì tạo ấn tượng với bạn đọc bằng giá trị nghệ thuật thì những năm qua lại thường gắn với các vụ lùm xùm, tiêu cực. Từ giải lớn như của hội trung ương với câu chuyện bi hài khi chính vị chủ tịch hội từ chối giải của hội mình trao cho đến các giải địa phương liên tục vướng các nghi án đạo văn, đạo thơ.
Dù số lượng các giải thưởng sách không ít nhưng không che giấu được một sự thật là giải thưởng sách trong nước đang lâm vào cảnh khủng hoảng. Các giải thưởng sách thay vì tạo ấn tượng với bạn đọc bằng giá trị nghệ thuật thì những năm qua lại thường gắn với các vụ lùm xùm, tiêu cực. Từ giải lớn như của hội trung ương với câu chuyện bi hài khi chính vị chủ tịch hội từ chối giải của hội mình trao cho đến các giải địa phương liên tục vướng các nghi án đạo văn, đạo thơ.
Một trong những sự cố đáng tiếc nhất có thể kể đến là giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Một thời gian dài nhờ cách làm nghiêm túc, cẩn trọng, giải nhận được các phản hồi tích cực từ bạn đọc. Thế nhưng, vụ một tập thơ nhận giải bị tố đạo văn và cách xử lý chậm chạp, thiếu hiệu quả sau đó đã khiến giải bị sút giảm hình ảnh trong mắt người yêu sách. Ngay tại TPHCM, năm qua có thể coi là năm buồn của Hội Nhà văn TPHCM khi mà giải thưởng thường niên của hội bị cuốn vào dòng xoáy tố cáo, phê phán và chỉ trích đến mức nhiều tác giả đạt giải đã phải rút tên khỏi giải. Các vụ lùm xùm từ các giải thưởng gây hệ lụy đến mức mà nhiều tác giả, nhất là tác giả trẻ, sợ các giải thưởng, sợ bị cuốn vào các rắc rối không đáng. Ngay cả các giải thưởng sách do các đơn vị tư nhân tổ chức cũng gặp nhiều vấn đề. Nổi bật nhất trong số này có thể kể đến giải Sách hay do một số tổ chức phi lợi nhuận kết hợp cùng các học giả, nhà nghiên cứu có uy tín thực hiện. Tuy nhiên, về sau này, do nhiều vấn đề về tiêu chí nên giải, nhất là phần văn học, dần tách rời khỏi đời sống văn học nghệ thuật, thiếu đi tính phát hiện.
Không chỉ có những rắc rối, một vấn đề cơ bản khác mà các giải thưởng sách trong nước hiện vướng phải là công tác quảng bá, truyền thông. Có nhiều giải được đầu tư tốt về công tác tổ chức, nhận được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật… nhưng công tác quảng bá, giới thiệu về giải, giới thiệu các tác phẩm đạt giải quá yếu nên sau lễ trao giải không mấy bạn đọc biết được các tác phẩm nào đã đạt giải hay thậm chí nhiều người còn không biết có giải như vậy được trao.
Những ngày qua, dư luận bạn đọc yêu sách trong nước đang tập trung chú ý đến Giải thưởng Sách quốc gia lần đầu tiên được tổ chức. Dự kiến, về mặt tổng thể giải sẽ có 2 phần là giải cho sách hay và giải cho sách đẹp. Ngoài ra, giải còn phân chia theo thể loại sách như sách lý luận - chính trị, sách khoa học tự nhiên và công nghệ, sách khoa học xã hội và nhân văn, sách văn học, sách giáo dục - đào tạo, sách thiếu nhi… Lễ công bố và trao Giải thưởng Sách quốc gia sẽ vào đúng dịp Ngày Sách Việt Nam 2018.
Dù còn quá sớm để nhận định về Giải thưởng Sách quốc gia nhưng với những nỗ lực hiện nay, rõ ràng những người tổ chức giải đang cố gắng tìm lại một ánh hào quang cho giải thưởng sách trong nước. Dù rằng ai cũng biết, người sáng tác không phải vì giải thưởng nhưng cũng không ai phủ nhận giải thưởng với người sáng tác sẽ là nguồn khích lệ, cổ vũ; với bạn đọc, là thước đo, là nguồn tham khảo trong việc chọn lựa sách. Giải thưởng sách không e ngại các tranh luận, phản bác về quan điểm nghệ thuật. Ngay các giải lớn tầm thế giới như Nobel Văn chương, Goncourt, Pulitzer… cũng không tránh khỏi những tranh luận như thế. Bất chấp những tranh luận đó, các giải vẫn giữ được uy tín, giá trị trong lòng bạn đọc bởi ở đó người ta thấy được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và nhất là tính minh bạch của những người tổ chức giải. Đó cũng là điều cần nhất để tìm lại cũng như tạo nên ánh hào quang cho các giải thưởng sách trong nước hiện nay.
Không chỉ có những rắc rối, một vấn đề cơ bản khác mà các giải thưởng sách trong nước hiện vướng phải là công tác quảng bá, truyền thông. Có nhiều giải được đầu tư tốt về công tác tổ chức, nhận được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật… nhưng công tác quảng bá, giới thiệu về giải, giới thiệu các tác phẩm đạt giải quá yếu nên sau lễ trao giải không mấy bạn đọc biết được các tác phẩm nào đã đạt giải hay thậm chí nhiều người còn không biết có giải như vậy được trao.
Những ngày qua, dư luận bạn đọc yêu sách trong nước đang tập trung chú ý đến Giải thưởng Sách quốc gia lần đầu tiên được tổ chức. Dự kiến, về mặt tổng thể giải sẽ có 2 phần là giải cho sách hay và giải cho sách đẹp. Ngoài ra, giải còn phân chia theo thể loại sách như sách lý luận - chính trị, sách khoa học tự nhiên và công nghệ, sách khoa học xã hội và nhân văn, sách văn học, sách giáo dục - đào tạo, sách thiếu nhi… Lễ công bố và trao Giải thưởng Sách quốc gia sẽ vào đúng dịp Ngày Sách Việt Nam 2018.
Dù còn quá sớm để nhận định về Giải thưởng Sách quốc gia nhưng với những nỗ lực hiện nay, rõ ràng những người tổ chức giải đang cố gắng tìm lại một ánh hào quang cho giải thưởng sách trong nước. Dù rằng ai cũng biết, người sáng tác không phải vì giải thưởng nhưng cũng không ai phủ nhận giải thưởng với người sáng tác sẽ là nguồn khích lệ, cổ vũ; với bạn đọc, là thước đo, là nguồn tham khảo trong việc chọn lựa sách. Giải thưởng sách không e ngại các tranh luận, phản bác về quan điểm nghệ thuật. Ngay các giải lớn tầm thế giới như Nobel Văn chương, Goncourt, Pulitzer… cũng không tránh khỏi những tranh luận như thế. Bất chấp những tranh luận đó, các giải vẫn giữ được uy tín, giá trị trong lòng bạn đọc bởi ở đó người ta thấy được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và nhất là tính minh bạch của những người tổ chức giải. Đó cũng là điều cần nhất để tìm lại cũng như tạo nên ánh hào quang cho các giải thưởng sách trong nước hiện nay.