Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn: “Trị” thất thoát nước bằng Caretaker

Hệ thống đường ống cấp nước tại TPHCM do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đầu tư, quản lý và vận hành được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau nên thiếu đồng bộ, nhiều tuyến ống cũ mục chưa được thay thế; cùng với tình trạng gian lận nước của một số khách hàng, công tác giám sát mạng lưới chưa tốt… dẫn đến việc thất thoát nước. Với quyết tâm kéo giảm lượng nước thất thoát một cách hiệu quả, Sawaco đã xây dựng Chương trình giảm nước không doanh thu, giai đoạn 2008-2025.  Sau 5 năm thực hiện, công tác này đã mang lại kết quả khả quan và ghi dấu ấn với mô hình Caretaker.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn: “Trị” thất thoát nước bằng Caretaker

Hệ thống đường ống cấp nước tại TPHCM do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đầu tư, quản lý và vận hành được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau nên thiếu đồng bộ, nhiều tuyến ống cũ mục chưa được thay thế; cùng với tình trạng gian lận nước của một số khách hàng, công tác giám sát mạng lưới chưa tốt… dẫn đến việc thất thoát nước. Với quyết tâm kéo giảm lượng nước thất thoát một cách hiệu quả, Sawaco đã xây dựng Chương trình giảm nước không doanh thu, giai đoạn 2008-2025.  Sau 5 năm thực hiện, công tác này đã mang lại kết quả khả quan và ghi dấu ấn với mô hình Caretaker.

Các van trên mạng lưới được cập nhật và bảo dưỡng định kỳ (ảnh thứ 1 +2 từ trái qua). Kiểm soát được chất lượng nước cung cấp nhờ thực hiện công tác súc xả định kỳ (ảnh thứ 3).

Các van trên mạng lưới được cập nhật và bảo dưỡng định kỳ (ảnh thứ 1 +2 từ trái qua). Kiểm soát được chất lượng nước cung cấp nhờ thực hiện công tác súc xả định kỳ (ảnh thứ 3).

Caretaker - giải pháp chủ động

Công tác quản lý mạng lưới cấp nước tại các đơn vị kinh doanh, phân phối nước sạch trực thuộc Sawaco trước đây thường mang tính chất riêng lẻ, rời rạc khi mỗi Phòng – Ban – Đội quản lý một mảng (mạng lưới, kỹ thuật, đồng hồ nước, khách hàng). Sự phối hợp trong công tác hàng ngày giữa các Phòng – Ban – Đội chưa thực sự hiệu quả, thời gian giải quyết công việc kéo dài. Công tác quản lý mạng lưới cấp nước chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của công ty (khắc phục sự cố chậm, tỷ lệ phát hiện bể ngầm thấp,...). Công tác phục vụ khách hàng chưa tốt, thời gian giải đáp các thắc mắc, khiếu nại lâu và không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mô hình quản lý mạng lưới cấp 3 bằng giải pháp Caretaker với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan đã khắc phục được những hạn chế này hoàn toàn chủ động.

Caretaker là giải pháp kỹ thuật để giảm nước không doanh thu đã thực hiện thành công tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hà Lan… Với phương pháp này, sẽ tiến hành phân chia các khu vực trên mạng lưới cấp nước thành những tiểu vùng (DMA) dựa vào mô hình thủy lực, khách hàng và mạng lưới hành chính. Mỗi DMA được lặp đặt một đồng hồ tổng để kiểm tra lượng nước vào, làm cơ sở xác định được lượng nước thất thoát. Với giải pháp này, nhân viên cấp nước chỉ xuất hiện khi được thông báo giải quyết những tình huống khẩn cấp hoặc nghiêm trọng, chứ không có mặt hằng ngày tại một khu vực nhất định.

Tại Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân, mô hình Caretaker được xây dựng 5 bước, gồm: Thiết lập chương trình quản lý tài sản mạng lưới cấp nước; tách mạng, phân vùng DMA/DMZ; thiết lập thể chế; trang bị công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho các Caretaker và đào tạo kiến thức cho các Caretaker. Để mô hình Caretaker thành công, điều kiện hàng đầu là người Caretaker phải hiểu rõ về mạng lưới cấp nước khu vực mình quản lý. Phú Hòa Tân đã xây dựng chương trình quản lý tài sản mạng lưới cấp nước. Trước tiên là chương trình điều tra cơ bản mạng lưới cấp nước, trên cơ sở đó xây dựng họa đồ và phần mềm quản lý tài sản mạng lưới cấp nước. Đây cũng chính là tiền đề để Phú Hòa Tân xây dựng các chương trình ứng dụng khác như PhuwaGIS, Scada, chăm sóc khách hàng… Tại khu vực quận 10 đã thiết lập được 38 DMA. Khu vực quận 11, phường Phú Trung, quận Tân Phú thiết lập 33 DMA.

Tại Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn cũng xem trọng việc lựa chọn các  kỹ sư và công nhân có kiến thức, am hiểu về mạng lưới phân phối nước. Mỗi nhóm Caretaker sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số khu vực DMA, được giới hạn từ 1.000 – 1.500 đấu nối/mỗi DMA; kiểm tra việc lắp đặt, tiếp nhận các công trình thi công phát triển mạng lưới, cải tạo ống mục, gắn, nâng dời đồng hồ nước trong khu vực DMA; tiếp nhận các thắc mắc, khiếu nại của các khách hàng (trực tiếp hoặc gián tiếp) liên quan đến dịch vụ chuyển đến các bộ phận liên quan để trả lời;  xây dựng mối quan hệ nhanh chóng, hiệu quả các bộ phận trong công ty, với người dân và chính quyền địa phương.

Tỷ lệ nước thất thoát giảm sâu

Nhiều đơn vị của Sawaco được đánh giá thành công bước đầu trong thực hiện mô hình quản lý tiên tiến này gồm: Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn; Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân và Công ty CP Cấp nước Gia Định; Công ty CP Cấp nước Thủ Đức. Cụ thể, tại Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2013, việc thực hiện giảm nước thất thoát tại 14 DMA đã thu hồi được 6.574m3/ngày đêm. Trong đó có một số DMA giảm tới còn dưới 15%. Kinh nghiệm của Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân cho thấy, trung bình để thực hiện 1 DMA giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 25%, Phuwaco thực hiện trong 1 tháng; giảm xuống 15% thực hiện trong 4 tháng và tiếp theo là duy trì các kết quả đạt được.

Tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức, sau thời gian áp dụng mô hình này, tỷ lệ thất thoát nước cũng giảm đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ thất thoát nước trước khi triển khai mô hình Caretaker thời điểm tháng 9-2009 trên 34%, đến nay (tính bình quân 8 tháng năm 2013) tỷ lệ thất thoát nước tại đơn vị là 23,83%. Sau gần 5 năm thực hiện, Caretaker tăng về số lượng lẫn chất lượng. Caretaker tham gia vào hầu hết các công tác liên quan tại khu vực của mình như giám sát công trình thi công, giám sát sửa bể, chủ động dò bể, kiểm tra và theo dõi tình hình tiêu thụ nước của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn.

Hiện các công ty cấp nước của Sawaco  không ngừng cập nhật dữ liệu đấu nối của từng hộ gia đình cũng như đấu nối mạng trong một khu vực có dịch vụ cấp nước nhất định. Khi các dữ liệu này được phân tích hợp lý sẽ dễ phát hiện các trường hợp gian lận đấu nối, đồng hồ bị lỗi hay đọc chỉ số đồng hồ không chính xác. Đồng thời, nếu nhân viên chăm sóc khách hàng nắm vững địa bàn mà mình quản lý và kịp thời có chính sách phù hợp thì có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp gian lận…

Lập kế hoạch thực hiện công tác giảm thất thoát trong khu vực DMA quản lý.

Lập kế hoạch thực hiện công tác giảm thất thoát trong khu vực DMA quản lý.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn: “Trị” thất thoát nước bằng Caretaker ảnh 3

Kiểm tra việc lắp đặt, tiếp nhận các công trình phát triển mạng lưới, cải tạo ống mục; gắn, nâng, dời đồng hồ nước trong khu vực DMA.

PHẠM MAI ANH

Tin cùng chuyên mục