Mục tiêu lần điều chỉnh này là lập quy hoạch thoát nước đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của TP; làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn TP.
Theo đó, TPHCM hiện đang thực hiện theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP theo Quyết định 752/CP-TTg năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch này chỉ đề cập việc thoát nước khu vực trung tâm TP với diện tích 650km2, có nhiều yếu tố không còn phù hợp... Trong nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch hệ thống thoát nước lần này được mở rộng trên diện tích khoảng 2.095km2 ở 23 quận huyện, trừ huyện Cần Giờ. Như vậy, quy hoạch thoát nước mới được mở rộng tăng hơn 3 lần so với diện tích trước đây. Đồng thời quy hoạch mới còn bổ sung mở rộng thêm nghiên cứu tác động của các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An để ho
Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa, TPHCM đã định hướng mở rộng các quận 2, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú... nên cần nghiên cứu một quy hoạch mới cho toàn TP. Hơn nữa quy hoạch cũ nêu trên chưa lường hết các yếu tố của ảnh hưởng biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, các vấn đề sụt lún nền đất tự nhiên cũng ảnh hưởng nặng đến tổng thể chung của hệ thống thoát nước. Quy hoạch thoát nước mới sẽ cập nhật và điều chỉnh về cao độ nền và hệ thống nước mặt. Đồng thời cập nhật và điều chỉnh quy hoạch thoát nước thải, trong đó sẽ xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải...
Theo UBND TP, lần điều chỉnh quy hoạch thoát nước mới này hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước thải từ thu gom, xử lý cho từng lưu vực. Quy hoạch thoát nước mưa phải góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng khu vực trung tâm TP và các quận huyện trên địa bàn.
Hiện có 2 liên danh tư vấn SWECO (Đan Mạch) và NIHON SUIDO (Nhật Bản) đang lập đồ án quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở TP. Dự kiến đến cuối tháng 9-2020, liên danh tư vấn sẽ hoàn thành cơ bản đồ án quy hoạch hệ thống thoát nước TP, sau đó các sở ngành và các chuyên gia góp ý đồ án. Tiếp đó, Bộ Xây dựng sẽ xem xét thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.