TPHCM: Nhiều công trình khoa học sát với đời sống xã hội

Năm 2010, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước như quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, an toàn bức xạ… của Sở KH-CN TPHCM đã có chuyển biến tích cực. Sở cũng đã thu được nhiều thành công trong việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, đưa khoa học vào thực tiễn cuộc sống, tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp…
TPHCM: Nhiều công trình khoa học sát với đời sống xã hội

Năm 2010, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước như quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, an toàn bức xạ… của Sở KH-CN TPHCM đã có chuyển biến tích cực. Sở cũng đã thu được nhiều thành công trong việc thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, đưa khoa học vào thực tiễn cuộc sống, tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp…

  • Gắn khoa học vào thực tiễn

Đánh giá tổng quan về hoạt động KH-CN năm 2010, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM cho biết, trong năm qua, sở đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy liên kết hợp tác KH-CN với ngành và các địa phương, gắn kết chặt chẽ mối liên hệ khoa học, sản xuất và thực tiễn cuộc sống. Điển hình là mô hình liên kết tam giác Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – nhà khoa học; tăng cường liên kết hợp tác với ĐHQG TPHCM, Viện KH-CN – Bộ Quốc phòng; triển khai các chương trình hợp tác với 14 tỉnh khu vực phía Nam… Ngoài ra, sở đã tích cực hợp tác quốc tế: hợp tác với IBM tư vấn cho TP các giải pháp kỹ thuật phục vụ giao thông, chính phủ điện tử, xúc tiến thương mại hóa sản phẩm…; hợp tác với Phần Lan, Đức, Nhật, Hàn Quốc… về tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới.

Sở KH-CN TPHCM được UBND TPHCM trao tặng nhiều bằng khen vì có thành tích xuất sắc.

Sở KH-CN TPHCM được UBND TPHCM trao tặng nhiều bằng khen vì có thành tích xuất sắc.

Từ các chương trình trên, sở đã tổ chức triển khai 310 đề tài, dự án. Trong đó có 104 đề tài, dự án được nghiệm thu; 206 đề tài, dự án đang được thực hiện. Các công trình nghiên cứu đều hướng tới những vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn xã hội như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, xử lý rác thải, công nghệ cao, vật liệu mới, năng lượng mới… với tỷ lệ đặt hàng nghiên cứu đạt 32,3%, tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu lên tới 26%.

Có thể khẳng định, trong năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những hoạt động nổi bật. Sở đã đầu tư tập trung một số lĩnh vực như năng lượng, công nghệ dược, vật liệu nano, tự động hóa, thiết kế vi mạch… và đầu tư xuyên suốt từ nghiên cứu - triển khai (R&D) đến sản xuất thử nghiệm. Một số kết quả cụ thể có giá trị kinh tế cao từ những đề tài, dự án này đã được ứng dụng vào thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp như thiết kế và sản xuất chip cho ngành công nghiệp vi mạch.

“Với chủ trương tăng cường đặt hàng trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu, năm 2010, sở đã chuyển giao kết quả nghiên cứu của 26 đề tài, dự án nghiệm thu trong các lĩnh vực cho các đơn vị ứng dụng; tỷ lệ ứng dụng thực tế sau nghiệm thu là 26%. Thông qua các hoạt động phổ biến, quảng bá và chuyển giao kết quả nghiên cứu đã tạo được sự chuyển biến và gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất – kinh doanh cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội TP”, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM khẳng định.

  • Đột phá và ứng dụng

Phát biểu tại lễ tổng kết hoạt động năm 2010 của Sở KH-CN TPHCM, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Việt Thanh đánh giá, Sở KH-CN TPHCM là một trong những đơn vị xuất sắc, luôn đi trước, thí điểm trong mọi lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung… Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín khẳng định, UBND TPHCM ghi nhận những đóng góp to lớn của Sở KH-CN TPHCM trong sự phát triển kinh tế - xã hội của TP, sẽ luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển công tác nghiên cứu khoa học, đưa khoa học vào thực tiễn cuộc sống.

Nhận định trên được thể hiện khá cụ thể khi triển khai thành công cơ chế đồng đầu tư công trình nghiên cứu ứng dụng (Doanh nghiệp bỏ ra 70% vốn nghiên cứu, ngân sách hỗ trợ 30%), thúc đẩy công tác nghiên cứu, chế tạo thiết bị trong nước, thay thế nhập khẩu, khẳng định vị thế của ngành cơ khí chế tạo TP và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu là các dự án: chế tạo thiết bị cắt hàn, phục vụ dây chuyền sản xuất trụ điện; chế tạo robot hàn dàn giáo xây dựng, robot vệ sinh đường ống thông khí; robot xử lý mìn… ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đời sống. Từ những thành công này, sở đã tăng cường phổ biến, chuyển giao hơn 50 đề tài, dự án cho các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn TP và các tỉnh thành lân cận.

Đặc biệt, sở còn mạnh dạn đầu tư dự án sản xuất thử 150.000 chip vi xử lý SG-08 nhằm thay thế chip nhập khẩu, dùng trong các thiết bị như máy giặt, hệ thống quang báo, hộp đen giám sát hành trình; chuyển giao 6 lõi IP (được định giá 10 tỷ đồng) cho ICDREC thương mại hóa…

Tuy nhiên, PGS-TS Phan Minh Tân cũng thẳng thắn cho biết: “Tác động của KH-CN tới sản xuất kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm khoa học chưa thực sự sát với nhu cầu doanh nghiệp. Đặc biệt, mối liên kết giữa nhà khoa học - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp chưa cao; tính ứng dụng của các công trình nghiên cứu chưa nhiều; sản phẩm nghiên cứu chưa thực sự sát với nhu cầu doanh nghiệp. Chưa có các giải pháp cụ thể để thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ…”. Để loại bỏ những hạn chế đó, PGS-TS Phan Minh Tân đã đề nghị Bộ KH-CN đẩy mạnh việc nghiên cứu, đổi mới cơ chế, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính phiền hà

KIÊN GIANG - BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục