TPHCM nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2014

Chiến dịch Giờ Trái đất do Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) phát động trên toàn thế giới vào năm 2007. Mục đích nhằm kêu gọi cộng đồng dân cư trên thế giới sử dụng điện tiết kiệm, sống thân thiện với môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, đến năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia chiến dịch.
TPHCM nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2014

Chiến dịch Giờ Trái đất do Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) phát động trên toàn thế giới vào năm 2007. Mục đích nhằm kêu gọi cộng đồng dân cư trên thế giới sử dụng điện tiết kiệm, sống thân thiện với môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, đến năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia chiến dịch.

Riêng tại TPHCM, từ năm 2011, thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, Báo SGGP chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương và các cơ quan chức năng khác tổ chức chương trình Giờ Trái đất. Qua 3 năm thực hiện, Ban tổ chức đã thực hiện thành công rất nhiều hoạt động như dự án 20 giây cho trái đất; dự án lắp đặt chai mặt trời cho hộ gia đình nghèo; dự án khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và đêm sự kiện chính cùng kêu gọi cộng đồng tắt đèn trong một giờ… đã thu hút hàng triệu tình nguyện viên tham gia, tạo hiệu ứng rất tốt trong hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2014, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM, Thành đoàn TPHCM tiếp tục tổ chức sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra vào ngày 29-3. Sự kiện này sẽ đánh dấu một hành động tự nguyện lớn nhất vì môi trường trong lịch sử hành tinh với sự tham gia của 200 quốc gia với hơn 6.000 thành phố trên toàn thế giới, trong đó có TPHCM.

TPHCM nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2014 ảnh 1

Đông đảo tình nguyện viên tham gia chiến dịch Giờ Trái đất 2013.

Các hoạt động chính của chiến dịch Giờ Trái đất 2014:

1. Lễ ra quân kết hợp khởi động dự án đạp xe cổ động Giờ Trái đất:

Số lượng tình nguyện viên tham gia khoảng 1.800 người. Thời gian ngày 15 và 29-3 (trước thềm sự kiện chính). Địa điểm dự kiến: Quận 1, 3, 5, 7, 10, 11, Tân Bình. Tuyến đường đạp xe: Lộ trình 1: Nguyễn Du – Trương Định – Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng – Nguyễn Du. Lộ trình 2: Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Lương Bằng – Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Tất Thành – Tôn Đức Thắng. Cách Mạng Tháng Tám – Lý Thường Kiệt – An Dương Vương – Trần Phú – Nguyễn Thị Minh Khai – Công viên Tao Đàn. Lễ ra quân được thực hiện nhằm cung cấp, trang bị đầy đủ và chính xác thông tin chính thức về chiến dịch.

2. Khu phố xanh:

Số lượng tình nguyện viên tham gia khoảng 200 người/nhóm. Thời gian: ngày 16, ngày 29-3. Địa điểm dự kiến: quận 8 và quận Bình Thạnh. Các tình nguyện viên sẽ đến các địa điểm được phân công và tuyên truyền về chương trình Giờ Trái đất 2014, cũng như vận động các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh hoạt động sau 20h sẽ tắt đèn và các thiết bị không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ; giảm sử dụng nhiên liệu truyền thống; tăng cường sử dụng năng lượng sạch...

3. Dự án 20s cho Giờ Trái đất:

Thời gian từ 16h30 đến 18h30 ngày 16 và 29-3. Địa điểm: quận 1, 3, 5, 10, Bình Thạnh, Thủ Đức. Các nhóm tình nguyện viên sẽ ra các ngã 4 cầm biển hiệu kêu gọi người dân đi đường tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 20 giây để giảm lượng khói thải từ xe máy. Đồng thời tuyên truyền thêm cho hoạt động tắt đèn vào ngày 29-3.

4. Dự án Mua sản phẩm xanh – Xây trường học sinh thái (dự án trọng điểm)

Theo Ban tổ chức, đây là dự án trọng điểm của chương trình năm nay: Theo đó, Ban tổ chức sẽ kết hợp với hệ thống siêu thị Co.opMart thực hiện 2 hoạt động:

– Thiết lập những gian hàng tại hệ thống siêu thị để thu đổi vỏ sản phẩm cũ, bóng đèn tiêu hao nhiều năng lượng, nhựa các loại. Người dân khi đến đổi sản phẩm sẽ nhận lại sản phẩm là bóng đèn tiết kiệm điện và sản phẩm xanh do những doanh nghiệp xanh tham gia tài trợ. Sau đó, toàn bộ sản phẩm thu đổi được sẽ được chuyển giao sang Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị để tái chế thành dầu diesel sinh học. Khối lượng dầu diesel sinh học bán được sẽ được chuyển sang “Quỹ hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm”. Quỹ này sẽ hỗ trợ những người nghèo bị bệnh nan y mà nguyên nhân do phải tiếp xúc môi trường sống ô nhiễm nhưng không có khả năng tài chính để theo đuổi việc khám chữa bệnh lâu dài.

– Thu gom vỏ hộp sữa để tái chế thành tấm lợp sinh thái. Toàn bộ tấm lợp này sẽ được sử dụng để thay mới cho trường học nghèo trên địa bàn thành phố. Mặt khác, song song với việc cải tạo mái lợp cho trường nghèo, Ban tổ chức thực hiện cải tạo toàn bộ hệ thống thiết bị điện trong trường học bằng những thiết bị điện sử dụng đèn LED tiết kiệm điện ưu việt nhất. 

5. Đêm sự kiện chính phát động chiến dịch

Thời gian: từ 17h00 đến 22h ngày 29-3 sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1) được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình TPHCM và kết nối cùng 6.000 thành phố của 200 quốc gia trên thế giới. Hình thức thực hiện: Giao lưu với các tình nguyện viên, tiến hành tắt điện đồng loạt từ 20h30 đến 21h30, đổi bóng đèn cũ lấy bóng đèn tiết kiệm năng lượng…

 HẠNH PHÚC

Tin cùng chuyên mục