Trẻ biếng ăn: đừng quá hoảng hốt!

Mỗi lần thấy đứa trẻ nào háo hức há miệng thật to, chờ mẹ đút cho từng muỗng bột và nhai nuốt ngon lành, chị Thu Tâm (quận 6) đều lo lắng thở dài: “Sao con người ta ăn dễ thế mà bé nhà mình cho ăn là cứ như đánh vật!”.

Mỗi lần thấy đứa trẻ nào háo hức há miệng thật to, chờ mẹ đút cho từng muỗng bột và nhai nuốt ngon lành, chị Thu Tâm (quận 6) đều lo lắng thở dài: “Sao con người ta ăn dễ thế mà bé nhà mình cho ăn là cứ như đánh vật!”.

Đây cũng là tâm trạng đồng cảm của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trẻ em và các chuyên gia tâm lý lại khẳng định: Đừng quá hốt hoảng với việc trẻ biếng ăn, vì thực tế đó là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể khắc phục dễ dàng nếu như mẹ tìm được những giải pháp hiệu quả và phù hợp.

  • “Bé cưng ơi, ăn một miếng đi nào!”

Đã không ít lần, bạn… ước thầm điều đó? Nếu thế thì bạn hãy biết rằng bạn không phải bà mẹ duy nhất trên đời đang sốt ruột với chuyện ăn uống của bé yêu đâu. Trẻ biếng ăn là tình trạng bé ăn rất ít, chỉ vài muỗng mỗi bữa, bé chỉ cố định một vài món “ruột”, không chịu thử món mới, bé hay ngậm và phun thức ăn chứ không chịu nuốt. Trước những biểu hiện này của con, người mẹ thường phản ứng bằng cách lo lắng, căng thẳng, đổi xoành xoạch món mới, thậm chí không ngại tốn kém để tìm đến đủ các món rất đắt tiền hay chiều theo mọi sở thích, đòi hỏi của con … chỉ để bé chịu ăn! Nhưng đáp lại mọi nỗ lực của mẹ, thường thì bé lại càng thờ ơ với bữa ăn hơn.

Bạn trách mình: “Phải chăng tôi không phải là người mẹ giỏi?”. Thật ra bạn không biết rằng chính sự căng thẳng tâm lý của mẹ đã góp phần khiến trẻ… biếng ăn hơn! Hãy thử lướt qua các con số này: Hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 45,9-57,7%. Tính trong tổng số trẻ được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng thì có đến 45,9% trẻ đến khám do biếng ăn (theo số liệu khảo sát năm 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

Biếng ăn vốn là tình trạng phổ biến, rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là độ tuổi từ sau 1 tuổi đến 6 tuổi. Điều đáng nói là chỉ có rất ít trong số đó biếng ăn do bệnh lý, tức biếng ăn do trẻ đang mắc phải các bệnh phải điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài. Còn lại, hầu hết trẻ bị biếng ăn đều chỉ do yếu tố tâm lý hoặc do hệ tiêu hóa ở tuổi này còn non.

  • “Chữa” biếng ăn: dinh dưỡng phù hợp và tâm lý đúng cách!

Trước hết, để giúp trẻ hào hứng với bữa ăn của mình hơn, mẹ cần tránh hốt hoảng, căng thẳng, ép trẻ ăn nhiều. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà có biện pháp tích cực khiến trẻ thích thú với chuyện ăn. Ví dụ như có thể trang trí món ăn theo nhiều màu sắc khác nhau, thành hình vui mắt, hoặc hỏi xem con thích món gì giữa các món A, B, C, khiến trẻ cảm giác mình được chọn lựa, mong chờ tới giờ cơm.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng ở tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Vì thế, cần có giải pháp phù hợp để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ và tăng cường khả năng hấp thu. Một gợi ý cho mẹ đó là tìm đến các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù dành cho trẻ biếng ăn, có công thức phù hợp với trẻ em Việt Nam, ví dụ như Dielac Pedia - Vinamilk dành riêng cho trẻ biếng ăn hiện rất được chú ý trên thị trường. Công thức của Dielac Pedia phát triển trên 3 yếu tố: Kích thích ngon miệng, Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, Cung cấp hệ dưỡng chất dễ hấp thu.

Để kích thích ngon miệng, các nhà nghiên cứu đã thêm vào sản phẩm Dielac Pedia các vi chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysine kích thích sự thèm ăn ở trẻ một cách tự nhiên. Không chỉ thế, để hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, Vinamilk đã phối hợp với các tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu châu Âu bổ sung các chủng lợi khuẩn BB-12TM & LGGTM với chất xơ hòa tan inulin & FOS làm tăng cường vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột.

Bằng cách này, bé yêu của bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng vượt qua chứng biếng ăn để thích thú với những bữa ăn, lấy lại cảm giác ngon miệng cho bé, và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng một cách dễ dàng.

Mai Anh

Tin cùng chuyên mục