Triển vọng mới cho ngành cao su

Triển vọng mới cho ngành cao su

Vào đầu tháng 5-2011, tại Khu Công nghiệp Liên Chiểu TP Đà Nẵng, Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng đã khởi công nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial công suất 600.000 chiếc/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 30%, còn lại là vốn vay thương mại) và được xem là dự án lớn nhất trong ngành sản xuất săm lốp ô tô của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và các đối tác nước ngoài.

Hiện nay Việt Nam đã có 2 nhà máy công nghiệp lốp xe tiên tiến nhất. Đó là nhà máy của Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) với nhãn hiệu Euromina và nhà máy của Công ty Cao su Đà Nẵng với nhãn hiệu DRC.

Sản xuất vỏ xe theo tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản). Ảnh: ĐỨC THÀNH

Sản xuất vỏ xe theo tiêu chuẩn JIS (Nhật Bản). Ảnh: ĐỨC THÀNH

Lãnh đạo Công ty Công nghiệp cao su miền Nam cho biết, thời gian tới, thị trường sản xuất lốp xe cao su Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vì các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản đang giảm sản lượng do giá cao su thời gian gần đây liên tục tăng. Đây cũng chính là cơ hội để các nước châu Á, trong đó có Việt Nam (đang đứng thứ 5 thế giới về nguồn nguyên liệu cao su) giành lợi thế vượt trội trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu lốp xe.

Trong tương lai, với việc đầu tư sản xuất các sản phẩm cao su công nghệ cao, nhất là lốp xe hơi, xe tải, găng tay y tế, nệm cao su chất lượng cao…

Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, với mục tiêu phấn đấu đạt diện tích 800.000ha, đồng thời mở rộng diện tích thêm khoảng 60.000 ha ra các vùng mới như Tây Bắc, duyên hải miền Trung... nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su. Và như thế, chắc chắn vị thế ngành cao su Việt Nam sẽ nâng mục tiêu xuất khẩu lên, đạt từ 5-10 tỷ USD/năm trong một tương lai không xa. 

THU TUYẾT

Tin cùng chuyên mục