Trường phái... “chém gió”

Trong 14 trận gần nhất, đội tuyển Pháp của Deschamp có đến 13 chiến thắng. Thất bại duy nhất của họ diễn ra tại Wembley trước tuyển Anh, trận đấu diễn ra ngay sau bi kịch khủng bố tại Paris. Với tỷ lệ chiến thắng lên đến hơn 90%, ai cũng nghĩ là Pháp mạnh nhất giải. Vậy nhưng, đa số các bài bình luận quốc tế đều lưu ý: Nếu Deschamp không có phương án phòng thủ tốt thì có khi “xôi hỏng bỏng không”. Đại loại, muốn làm gì thì làm, trước mắt đừng để thủng lưới.

Từ Sài Gòn đến Paris

Trong 14 trận gần nhất, đội tuyển Pháp của Deschamp có đến 13 chiến thắng. Thất bại duy nhất của họ diễn ra tại Wembley trước tuyển Anh, trận đấu diễn ra ngay sau bi kịch khủng bố tại Paris. Với tỷ lệ chiến thắng lên đến hơn 90%, ai cũng nghĩ là Pháp mạnh nhất giải. Vậy nhưng, đa số các bài bình luận quốc tế đều lưu ý: Nếu Deschamp không có phương án phòng thủ tốt thì có khi “xôi hỏng bỏng không”. Đại loại, muốn làm gì thì làm, trước mắt đừng để thủng lưới.

Rồi đại đa số các tay bút hàng đầu châu Âu đều nhìn nhận: Xem chừng EURO 2016 chỉ đáng xem từ vòng tứ kết, khi chỉ còn 8 đội. Theo nhận định chung, các đội sẽ tích cực phòng thủ, tốt nhất là đừng thua bởi theo thể thức thi đấu thì ngay cả khi không ghi được bàn nào, vẫn có thể vượt qua vòng bảng với 3 trận hòa 0-0.

Những điều này nói lên điều gì? Trong bóng đá hiện đại, kết quả là yếu tố quan trọng nhất. Vào một giải chính thức, vấn đề không phải đá như thế nào mà là làm sao đi càng sâu, càng tốt. Người ta sẽ chẳng quan tâm đến chuyện mình thuộc trường phái tấn công hay phòng thủ ở vòng đấu bảng bởi nhiệm vụ quan trọng nhất là phải “sống sót”. Chẳng thể nào vô địch nếu mới đá 2 trận đã phải về nước.

EURO dù về lý thuyết chỉ là giải vô địch châu lục nhưng về chuyên môn, lại là số 1 địa cầu. Số lượng những đội châu Âu vô địch World Cup không nhiều hơn Nam Mỹ, nhưng luôn chiếm đa số từ vòng tứ kết trở đi. Đấy là kết quả của những toan tính về chiến thuật ở vòng đấu bảng, nơi mà họ sẵn sàng bỏ qua những chi tiết mang tính “trang điểm” mà chúng ta hay gọi là trường phái này, nọ.

Với bóng đá Việt Nam, nơi vẫn là "vùng trũng", cái học được từ EURO nhiều hơn là World Cup. Một đội bóng yếu mà không giỏi tính toán, thì chẳng bao giờ nhích lên được về trình độ. Vậy nhưng, ở Việt Nam hiện nay, khi nói về đội tuyển, lại cứ thấy các nhà chuyên môn nói về trường phái này, nọ. Thậm chí, chính HLV trưởng còn khẳng định “sẽ đã tiki-taka theo kiểu Barcelona”.

Nếu chúng tôi nhớ không lầm, 13 đời HLV ngoại, chưa thấy ai nói đội mình sẽ đá như thế nào cả. Muốn đá ra sao, cần phải tùy  vào năng lực cầu thủ. Vào giải, muốn vô địch thì phải tính từng trận, có khi phải từ bỏ lối chơi quen thuộc để chọn sự an toàn. Trên thế giới, chỉ có vài đội bóng đủ sức đá cùng mỗi kiểu ở mọi trận đấu. Riêng tại EURO, số đội làm được điều này, chưa quá một bàn tay.

Năm nay, V-League sẽ đá “xuyên” EURO, không biết các HLV Việt Nam có bỏ thời gian nghiên cứu chiến thuật ở giải này hay không.

VIỆT LONG

Tin cùng chuyên mục