Phóng sự ảnh đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Vui đón lễ hội Ka-tê năm 2010

Vui đón lễ hội Ka-tê năm 2010

(SGGPO).- Sáng ngày 7-10-2010 (mồng 1 tháng 7 Chăm lịch), tại Tháp Pô-Klong Garai, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, nơi thờ vị vua Pô-Klong-Garai (1151 – 1205), người được đồng bào Chăm suy tôn thành Thần thuỷ lợi, hàng ngàn đồng bào Chăm, Kinh, Ra-Glai ở Ninh Thuận và du khách thập phương đã tề tựu về vui đón lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm, cùng vui với tiếng trống Gi-năng, thưởng thức tiếng kèn Sa-ra-nai và vũ điệu truyền thống của thiếu nữ Chăm khi bình minh trỗi dậy.

Cả sư, chức sắc đồng bào Chăm và đồng bào Ra-glai hành lễ rước Y trang của Nữ thần Pô-Nư-Gar tại từ huyện Thuận Nam về huyện Ninh Phước trước ngày tổ chức nghi thức lễ hội Ka-Tê trên tháp Pô-Klong-Garai

Cả sư, chức sắc đồng bào Chăm và đồng bào Ra-glai hành lễ rước Y trang của Nữ thần Pô-Nư-Gar tại từ huyện Thuận Nam về huyện Ninh Phước trước ngày tổ chức nghi thức lễ hội Ka-Tê trên tháp Pô-Klong-Garai

Những nghi thức chính của lễ hội Ka-tê đã diễn ra. Đây là dịp để đồng bào Chăm tưởng nhớ về tổ tiên, các vị thần đã độ trì làm mưa thuận gió hòa hàng năm cho bà con sản xuất được mùa, mọi gia đình được no cơm ấm áo.

Đồng bào Ra-Glai biểu diễn nhạc cụ dân tộc khèn, chiêng sau khi dâng y trang của Nữ thần Pô-Nư-Gar, nưgời dạy đồng bào Chăm trồng lúa, dệt vải và tổ chức các nghi lê cùng tế trên Tháp Pô-Kong-Garai

Đồng bào Ra-Glai biểu diễn nhạc cụ dân tộc khèn, chiêng sau khi dâng y trang của Nữ thần Pô-Nư-Gar, nưgời dạy đồng bào Chăm trồng lúa, dệt vải và tổ chức các nghi lê cùng tế trên Tháp Pô-Kong-Garai

Trong khung cảnh trang trọng của lễ hội, Cả sư Trương Định thay mặt đồng bào Chăm bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước đã chăm lo cho đời sống cho đồng bào và các dân tộc anh em; khấu tạ các vị thần đã độ trì cho đất nước bình an, con cháu làm ăn khấm khá, cơm no áo ấm.

Đồng bào Chăm trưng bày các vật phẩm để cúng tại buổi lễ trên háp Pô-Klong-Garai

Đồng bào Chăm trưng bày các vật phẩm để cúng tại buổi lễ trên háp Pô-Klong-Garai

Lễ hội Ka-tê hôm nay không còn là một lễ hội dân gian đón năm mới của riêng đồng bào Chăm Ninh Thuận, mà nó thực sự là một dấu ấn văn hóa độc đáo, đi vào đời sống chung, góp phần làm phong phú thêm vườn hoa trăm sắc của nền văn hóa đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Thiếu nữ Chăm múa mừng lễ hội

Thiếu nữ Chăm múa mừng lễ hội

Khải Bích

Tin cùng chuyên mục