Dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về mức độ thành công của U.20 Việt Nam tại World Cup trẻ thế giới vừa qua, nhưng có thể thấy một nhận định chung: Một điểm có được trong lần đầu tiên tham dự sân chơi lớn nhất thế giới của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã đem đến nhiều tác động tích cực cho bóng đá Việt Nam, đặc biệt là ở khâu hoạch định chiến lược.
Chính từ việc tranh cãi sau khi U.20 Việt Nam về nước lại bộc lộ điểm yếu muôn thuở của bóng đá Việt Nam đó là: Cách chúng ta đánh giá về một sự kiện cụ thể luôn thiếu sự thống nhất. Nhiều chuyên gia sa đà vào việc phân tích sự thành - bại về chiến thuật; một vị phó chủ tịch của LĐBĐ Việt Nam lại đánh giá về năng lực cầm quân của HLV; một bộ phận truyền thông lại tung hô quá mức điểm số mà U.20 Việt Nam có được… Vì vậy, rất dễ quên câu hỏi then chốt: Giá trị đích thực mà U.20 Việt Nam vừa dự World Cup là gì? Hay nếu nói dự World Cup là một cú hích cho bóng đá Việt, thì nó “hích” vào đâu? Không thể có chuyện chỉ cần có mặt ở một giải trẻ thế giới là tự nhiên cả nền bóng đá “vươn vai Phù Đổng”. Những gì mà thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn thể hiện tại sân chơi World Cup chỉ cho thấy “chúng ta có thể”, chứ chưa phải là sự khẳng định, cả trên bình diện chuyên môn lẫn yếu tố con người.
Chúng ta có những nhà vô địch thế giới, có HCV Olympic, có vé dự World Cup bóng đá…, nhưng sau những lời khen tặng cũng như tranh cãi, cả nền thể thao lại chỉ nhắm đến số lượng HCV ở SEA Games, trong đó có cả chiếc huy chương vàng “mỏi mòn chờ đợi” ở môn bóng đá. Nhìn rộng và xa hơn: số HCV mà Việt Nam có ở Asiad gần nhất bằng đúng số HCV mà cách đây 20 năm chúng ta đã giành được; rồi khi Trần Hiếu Ngân đoạt HCB tại Olympic 2000 - chiếc huy chương đầu tiên của Việt Nam tại một kỳ Olympic thì phải đến Olympic 2016 vừa qua, thể thao nước nhà mới có HCV đầu tiên của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Qua chừng đó thời gian, số huy chương thể thao Việt Nam có được tại Olympic chỉ 1 HCV, 3 HCB, nhưng lại thuộc 3 môn thi đấu khác nhau là Taekwondo, cử tạ, bắn súng; không liên quan gì đến nhau. Điều đáng nói là cả 3 môn thể thao nói trên hiện nay đều không có thế hệ kế cận như kỳ vọng.
Các thống kê một lần nữa khẳng định: Việc tạo ra kỳ tích tại sân chơi thế giới không đồng nghĩa với sự lớn mạnh của thể thao nước nhà, nếu như cái gọi là “cú hích” ấy không tác động đúng chỗ. Một ví dụ: ngay sau thành tích dự World Cup của futsal, những người có trách nhiệm đã tổ chức thêm giải đấu Cúp quốc gia, nâng số trận đấu của giải vô địch quốc gia lên gấp đôi, mời gọi được nhà tài trợ lớn, hợp tác cùng các đơn vị truyền thông tham gia tổ chức giải để đẩy mạnh tuyên truyền, thành lập đội U.20 futsal để tranh tài ở giải châu Á…; nhiều việc cụ thể được làm ngay. Lẽ dĩ nhiên, bầu không khí futsal khi đã sôi động hơn, phong trào và thành tích sẽ tốt hơn trước.
Câu chuyện của U.20 Việt Nam dự World Cup cũng vậy. Nếu không nhìn đúng bản chất thì sau các tung hô hay tranh cãi, mọi thứ sẽ nhanh chóng quên đi. Thay vì nói về các yếu tố chuyên môn, cái được - mất trong thi đấu, cần tập trung vào yếu tố mang tính cốt lõi sau kỳ tích World Cup, đó chính là việc đầu tư cho bóng đá trẻ. Chúng ta đang có được 1 - 2 thế hệ trẻ tốt, chủ yếu đến từ một vài lò đào tạo ít ỏi như HA.GL, Viettel, PVF… Mỗi đợt tuyển sinh của các lò này cũng chỉ vài chục học viên và số cầu thủ thành tài cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu mọi thứ chỉ dừng lại ở các con số trên thì có lẽ chỉ vài ba năm nữa, kỳ tích Worrld Cup của U.20 Việt Nam năm 2017 chỉ còn là kỷ niệm đẹp để kể cho vui lúc trà dư tửu hậu.
Thế nên, cú hích sau sự kiện dự World Cup không phải là “truyền lửa” cho mục tiêu HCV tại SEA Games sắp đến, hay ngôi đầu Đông Nam Á trong tương lai, mà phải tạo ra một làn sóng hứng khởi đầu tư cho bóng đá trẻ, vốn đang được một số đơn vị âm thầm thực hiện nhiều năm qua. Đấy chính là bài toán dành cho những nhà hoạch định chiến lược, mà có lẽ, chủ thể phải là cơ quan quản lý nhà nước chứ không chỉ riêng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Chính từ việc tranh cãi sau khi U.20 Việt Nam về nước lại bộc lộ điểm yếu muôn thuở của bóng đá Việt Nam đó là: Cách chúng ta đánh giá về một sự kiện cụ thể luôn thiếu sự thống nhất. Nhiều chuyên gia sa đà vào việc phân tích sự thành - bại về chiến thuật; một vị phó chủ tịch của LĐBĐ Việt Nam lại đánh giá về năng lực cầm quân của HLV; một bộ phận truyền thông lại tung hô quá mức điểm số mà U.20 Việt Nam có được… Vì vậy, rất dễ quên câu hỏi then chốt: Giá trị đích thực mà U.20 Việt Nam vừa dự World Cup là gì? Hay nếu nói dự World Cup là một cú hích cho bóng đá Việt, thì nó “hích” vào đâu? Không thể có chuyện chỉ cần có mặt ở một giải trẻ thế giới là tự nhiên cả nền bóng đá “vươn vai Phù Đổng”. Những gì mà thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn thể hiện tại sân chơi World Cup chỉ cho thấy “chúng ta có thể”, chứ chưa phải là sự khẳng định, cả trên bình diện chuyên môn lẫn yếu tố con người.
Chúng ta có những nhà vô địch thế giới, có HCV Olympic, có vé dự World Cup bóng đá…, nhưng sau những lời khen tặng cũng như tranh cãi, cả nền thể thao lại chỉ nhắm đến số lượng HCV ở SEA Games, trong đó có cả chiếc huy chương vàng “mỏi mòn chờ đợi” ở môn bóng đá. Nhìn rộng và xa hơn: số HCV mà Việt Nam có ở Asiad gần nhất bằng đúng số HCV mà cách đây 20 năm chúng ta đã giành được; rồi khi Trần Hiếu Ngân đoạt HCB tại Olympic 2000 - chiếc huy chương đầu tiên của Việt Nam tại một kỳ Olympic thì phải đến Olympic 2016 vừa qua, thể thao nước nhà mới có HCV đầu tiên của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Qua chừng đó thời gian, số huy chương thể thao Việt Nam có được tại Olympic chỉ 1 HCV, 3 HCB, nhưng lại thuộc 3 môn thi đấu khác nhau là Taekwondo, cử tạ, bắn súng; không liên quan gì đến nhau. Điều đáng nói là cả 3 môn thể thao nói trên hiện nay đều không có thế hệ kế cận như kỳ vọng.
Các thống kê một lần nữa khẳng định: Việc tạo ra kỳ tích tại sân chơi thế giới không đồng nghĩa với sự lớn mạnh của thể thao nước nhà, nếu như cái gọi là “cú hích” ấy không tác động đúng chỗ. Một ví dụ: ngay sau thành tích dự World Cup của futsal, những người có trách nhiệm đã tổ chức thêm giải đấu Cúp quốc gia, nâng số trận đấu của giải vô địch quốc gia lên gấp đôi, mời gọi được nhà tài trợ lớn, hợp tác cùng các đơn vị truyền thông tham gia tổ chức giải để đẩy mạnh tuyên truyền, thành lập đội U.20 futsal để tranh tài ở giải châu Á…; nhiều việc cụ thể được làm ngay. Lẽ dĩ nhiên, bầu không khí futsal khi đã sôi động hơn, phong trào và thành tích sẽ tốt hơn trước.
Câu chuyện của U.20 Việt Nam dự World Cup cũng vậy. Nếu không nhìn đúng bản chất thì sau các tung hô hay tranh cãi, mọi thứ sẽ nhanh chóng quên đi. Thay vì nói về các yếu tố chuyên môn, cái được - mất trong thi đấu, cần tập trung vào yếu tố mang tính cốt lõi sau kỳ tích World Cup, đó chính là việc đầu tư cho bóng đá trẻ. Chúng ta đang có được 1 - 2 thế hệ trẻ tốt, chủ yếu đến từ một vài lò đào tạo ít ỏi như HA.GL, Viettel, PVF… Mỗi đợt tuyển sinh của các lò này cũng chỉ vài chục học viên và số cầu thủ thành tài cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu mọi thứ chỉ dừng lại ở các con số trên thì có lẽ chỉ vài ba năm nữa, kỳ tích Worrld Cup của U.20 Việt Nam năm 2017 chỉ còn là kỷ niệm đẹp để kể cho vui lúc trà dư tửu hậu.
Thế nên, cú hích sau sự kiện dự World Cup không phải là “truyền lửa” cho mục tiêu HCV tại SEA Games sắp đến, hay ngôi đầu Đông Nam Á trong tương lai, mà phải tạo ra một làn sóng hứng khởi đầu tư cho bóng đá trẻ, vốn đang được một số đơn vị âm thầm thực hiện nhiều năm qua. Đấy chính là bài toán dành cho những nhà hoạch định chiến lược, mà có lẽ, chủ thể phải là cơ quan quản lý nhà nước chứ không chỉ riêng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.