Người xem hẳn phải tự hỏi liệu chính mình có vô tình làm công việc của các công nhân vệ sinh thêm nhọc nhằn hơn không, liệu mình có “tham gia” làm tắc nghẽn dòng chảy, gây nên cảnh ngập úng không. Và hẳn nhiều người cũng tự hỏi bản thân mình đã làm gì để tuyên truyền, vận động mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của thành phố.
Có rất nhiều nguyên do được đưa ra để lý giải tình trạng xả rác bừa bãi ở đô thị hiện nay. Có người nói vì thiếu các thùng rác nên người ta không biết bỏ rác ở đâu. Mới nghe tưởng có lý, nhưng không phải vậy. Ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, có khá nhiều thùng rác đặt dọc trên đường nhưng người ta vẫn thản nhiên bỏ rác ở các gốc cây, dưới ghế ngồi, cạnh trụ điện, hoặc ngay bên cạnh thùng rác. Ở nhiều nơi khác, các thùng rác hình chim cánh cụt bằng kim loại được thiết kế há mỏ và ghi dòng chữ “Xin cho tôi rác”, vậy mà người ta vẫn đành đoạn bỏ rác ở dưới chân chim.
Có rất nhiều nguyên do được đưa ra để lý giải tình trạng xả rác bừa bãi ở đô thị hiện nay. Có người nói vì thiếu các thùng rác nên người ta không biết bỏ rác ở đâu. Mới nghe tưởng có lý, nhưng không phải vậy. Ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, có khá nhiều thùng rác đặt dọc trên đường nhưng người ta vẫn thản nhiên bỏ rác ở các gốc cây, dưới ghế ngồi, cạnh trụ điện, hoặc ngay bên cạnh thùng rác. Ở nhiều nơi khác, các thùng rác hình chim cánh cụt bằng kim loại được thiết kế há mỏ và ghi dòng chữ “Xin cho tôi rác”, vậy mà người ta vẫn đành đoạn bỏ rác ở dưới chân chim.
Có người bảo công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường kém. Nếu nói về khẩu hiệu thì ở ta không thiếu. Các băng rôn, áp phích có khắp nơi; các đợt tuyên truyền diễn ra thường xuyên; các biển cấm cũng được đặt nhiều nơi. Ngay cả những hình ảnh trực quan sinh động là các công nhân vệ sinh phải cần mẫn quét rác trên đường, hay nhặt từng mẩu rác trên các bãi cỏ, dưới các bụi hoa, hoặc hì hục xúc từng xẻng bùn và rác từ các miệng cống… cũng không hiếm. Hoặc thỉnh thoảng, trên Facebook có người dẫn lại hình ảnh công nhân vớt lên chỉ ở một miệng cống mà có hàng chục chai nhựa các loại. Thế nhưng người ta vẫn tiện tay quăng rác ở mọi lúc, mọi nơi, từ người đi bộ đến người đi ô tô, từ trẻ em đến người lớn, từ chỗ bỏ rác trên đường đến bỏ xuống cống, xuống kênh rạch. Trong khi ai cũng biết rằng không nên xả rác bừa bãi.
Nguyên do thuyết phục nhất khiến tình trạng xả rác bừa bãi ở đô thị hiện nay là vì gần như không ai bị phạt vì hành vi xả rác. Quy định có rất nhiều, mức phạt cũng không phải là nhỏ, nhưng dường như chưa có ai bị phạt vì hành vi xả rác. Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ ngày 1-2-2017, hành vi bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; các hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố và vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng. Nhưng ai phạt và phạt ai là một vấn đề nan giải. Bởi với mức phạt như vậy, dù có thể đủ sức để răn đe những người thiếu ý thức nhưng việc thực hiện trên thực tế là điều bất khả thi. Chẳng hạn, thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường có quyền xử phạt hành vi vứt mẩu và tàn thuốc không đúng quy định nơi công cộng với mức phạt 500.000 đồng. Tuy vậy, với các mức phạt từ 1 triệu đồng trở lên thì phải chuyển hồ sơ đến thanh tra bộ hoặc các sở tài nguyên và môi trường xử phạt theo thẩm quyền. Trong khi đó, hành vi vứt rác bừa bãi, tiêu tiểu không đúng nơi… diễn ra rất nhanh, việc bắt quả tang sẽ không dễ, hoặc trích xuất camera cũng không thuận tiện nên rất khó lập biên bản xử phạt. Vì vậy, quy định có để cho có mà thôi!
Rất nhiều người kêu gọi nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và sẵn sàng chứng minh rằng hành vi xâm hại môi trường của nhiều người trong chúng ta đang gây hậu quả nặng nề cho chính chúng ta. Thế nhưng, chỉ kêu gọi không thôi thì không bao giờ cải thiện được tình hình. Vì ý thức chấp hành của mỗi người gần như không tự có mà phải trải qua nhiều tác động, như qua việc tuyên truyền, vận động, qua sự lan tỏa của các hành vi đẹp trong xã hội, qua các biện pháp giáo dục, qua sự răn đe, chế tài của pháp luật, qua sự lên án của dư luận xã hội… Phải đưa những điều này đi vào thực tế cuộc sống thì mới thay đổi được ý thức của người dân, từ đó mới có thể khắc phục được việc xả rác vô tội vạ. Chẳng hạn, phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục trong nhà trường để mỗi trẻ thực sự là người biết gìn giữ môi trường, có thói quen tốt và tác động ngược đến người lớn, bởi nếu người lớn vi phạm sẽ bị trẻ con chê cười, sẽ bị xã hội phản ứng. Phải đẩy mạnh việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm và thành lập ngay lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này; trong trường hợp cần thiết, nên lấy cộng đồng ra để răn đe người tái phạm, thí dụ phải kiểm điểm, phê bình ở tổ dân phố.
TPHCM đang có cơ chế thí điểm. Nên thực hiện thí điểm ngay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là xây dựng các quy định riêng, trong đó có mức phạt nghiêm khắc hơn với hành vi vi phạm, có lực lượng chuyên trách thực hiện công việc này, có nhiều hình thức chế tài hơn, chứ không phải chỉ phạt tiền và khắc phục hậu quả (chẳng hạn, tùy mức độ vi phạm, có thể bị buộc phải tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường, đi quét dọn rác trên đường phố trong một khoảng thời gian nhất định), có cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ việc xử lý vi phạm về môi trường (như hệ thống camera giám sát, nơi tiếp nhận các hình ảnh, thông tin về vi phạm…). Có như vậy thì mới góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Nguyên do thuyết phục nhất khiến tình trạng xả rác bừa bãi ở đô thị hiện nay là vì gần như không ai bị phạt vì hành vi xả rác. Quy định có rất nhiều, mức phạt cũng không phải là nhỏ, nhưng dường như chưa có ai bị phạt vì hành vi xả rác. Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ ngày 1-2-2017, hành vi bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; các hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố và vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng. Nhưng ai phạt và phạt ai là một vấn đề nan giải. Bởi với mức phạt như vậy, dù có thể đủ sức để răn đe những người thiếu ý thức nhưng việc thực hiện trên thực tế là điều bất khả thi. Chẳng hạn, thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường có quyền xử phạt hành vi vứt mẩu và tàn thuốc không đúng quy định nơi công cộng với mức phạt 500.000 đồng. Tuy vậy, với các mức phạt từ 1 triệu đồng trở lên thì phải chuyển hồ sơ đến thanh tra bộ hoặc các sở tài nguyên và môi trường xử phạt theo thẩm quyền. Trong khi đó, hành vi vứt rác bừa bãi, tiêu tiểu không đúng nơi… diễn ra rất nhanh, việc bắt quả tang sẽ không dễ, hoặc trích xuất camera cũng không thuận tiện nên rất khó lập biên bản xử phạt. Vì vậy, quy định có để cho có mà thôi!
Rất nhiều người kêu gọi nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và sẵn sàng chứng minh rằng hành vi xâm hại môi trường của nhiều người trong chúng ta đang gây hậu quả nặng nề cho chính chúng ta. Thế nhưng, chỉ kêu gọi không thôi thì không bao giờ cải thiện được tình hình. Vì ý thức chấp hành của mỗi người gần như không tự có mà phải trải qua nhiều tác động, như qua việc tuyên truyền, vận động, qua sự lan tỏa của các hành vi đẹp trong xã hội, qua các biện pháp giáo dục, qua sự răn đe, chế tài của pháp luật, qua sự lên án của dư luận xã hội… Phải đưa những điều này đi vào thực tế cuộc sống thì mới thay đổi được ý thức của người dân, từ đó mới có thể khắc phục được việc xả rác vô tội vạ. Chẳng hạn, phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục trong nhà trường để mỗi trẻ thực sự là người biết gìn giữ môi trường, có thói quen tốt và tác động ngược đến người lớn, bởi nếu người lớn vi phạm sẽ bị trẻ con chê cười, sẽ bị xã hội phản ứng. Phải đẩy mạnh việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm và thành lập ngay lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này; trong trường hợp cần thiết, nên lấy cộng đồng ra để răn đe người tái phạm, thí dụ phải kiểm điểm, phê bình ở tổ dân phố.
TPHCM đang có cơ chế thí điểm. Nên thực hiện thí điểm ngay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là xây dựng các quy định riêng, trong đó có mức phạt nghiêm khắc hơn với hành vi vi phạm, có lực lượng chuyên trách thực hiện công việc này, có nhiều hình thức chế tài hơn, chứ không phải chỉ phạt tiền và khắc phục hậu quả (chẳng hạn, tùy mức độ vi phạm, có thể bị buộc phải tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường, đi quét dọn rác trên đường phố trong một khoảng thời gian nhất định), có cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ việc xử lý vi phạm về môi trường (như hệ thống camera giám sát, nơi tiếp nhận các hình ảnh, thông tin về vi phạm…). Có như vậy thì mới góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.