Tháng 5 - 2013: Tổ chức điều trần về phòng, chống tham nhũng

Sáng 4-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết của Quốc hội. Chủ trì hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung vào 8 nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và nhấn mạnh, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng các đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan đầu mối tập trung theo dõi, đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội.
Tháng 5 - 2013: Tổ chức điều trần về phòng, chống tham nhũng

(SGGPO).- Sáng 4-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết của Quốc hội. Chủ trì hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung vào 8 nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và nhấn mạnh, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng các đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan đầu mối tập trung theo dõi, đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội.

Hội nghị triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và thực hiện Nghị quyết 37/2012/QH13 của Quốc hội đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 23-1. Ảnh: TTXVN.

Hội nghị triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và thực hiện Nghị quyết 37/2012/QH13 của Quốc hội đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 23-1. Ảnh: TTXVN.

Tại Hội nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã điểm lại tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 như nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 3013, nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn…

Liên quan đến nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh: Việc tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành ngay từ kỳ họp đầu tiên trong năm 2013 của Quốc hội và HĐND các cấp. Trong tháng 2-2013, Văn phòng Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy phiếu tín nhiệm thành công tốt đẹp.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đại biểu Trần Du Lịch, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM nhấn mạnh, trong quá trình giám sát thực hiện nghị quyết về kinh tế - xã hội của Quốc hội, các cơ quan chức năng và đại biểu Quốc hội cần theo dõi, phát hiện những điểm chưa sát hợp với diễn biến thực tiễn để đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Bày tỏ quan tâm đến việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) nêu vấn đề: Các địa phương thường tổ chức kỳ họp HĐND bất thường, nếu nói tổ chức việc lấy tín nhiệm ngay tại kỳ họp đầu tiên năm 2013 thì có khi rơi vào kỳ họp bất thường, vì vậy cần nói rõ hơn. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền thì nhận xét: Về nhiệm vụ giám sát phòng, chống tham nhũng, thông tin từ các cơ quan chịu sự giám sát rất chậm, không đầy đủ. Tháng 5 tới Ủy ban chúng tôi sẽ tổ chức điều trần về phòng, chống tham nhũng. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp tốt; đặc biệt là cung cấp đầy đủ kết luận thanh tra, kiểm toán. Các đoàn giám sát không nên kết luận chung chung mà phải nêu đích danh chỗ nào làm tốt, chỗ nào chưa; vì nói chung chung thì chỉ như đấm vào không khí thôi. Tất nhiên, để làm được điều này thì vừa phải có phương pháp, vừa phải có bản lĩnh, ông Nguyễn Đình Quyền thừa nhận.

>>Triển khai công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm - Nhiều nhóm giải pháp đúng hướng

ANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục