Quy hoạch giao thông Hà Nội mở rộng: Cần 100.000 tỷ đồng

Quy hoạch giao thông Hà Nội mở rộng: Cần 100.000 tỷ đồng

Bản quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội vừa được Thủ tướng phê duyệt. Nội dung của quy hoạch này mới chỉ ưu tiên cho việc nâng cấp, cải tạo giao thông đường bộ và các tuyến gạch nối giữa các đô thị, chứ chưa có một kế hoạch cụ thể nào cho mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội mở rộng. Thế nhưng, chi phí được đưa ra trong bản quy hoạch đã là những con số khổng lồ...

Quy hoạch giao thông Hà Nội mở rộng: Cần 100.000 tỷ đồng ảnh 1

Quy hoạch giao thông Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 1- 8 tới, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sẽ được sáp nhập vào Hà Nội. Với hơn 3.300 km2, Hà Nội sẽ nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Một trong những lý do quan trọng để mở rộng thủ đô là, Hà Nội quá chật hẹp nên khó thể hiện được những ý tưởng không gian kiến trúc, đặc biệt là vấn đề  quy hoạch về giao thông đường bộ.

Được biết, hiện tại Hà Nội có 955km đường (cả nội và ngoại thành), trong đó có 80% đường, phố có chiều rộng dưới 11m. Tính thời gian 5 năm trở lại đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm từ 5 -10km đường mới mỗi năm. Hà Nội có 580 nút giao thông, nhưng số nút giao thông có cầu vượt không đáng kể. Hiện trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra trên 100 điểm và đang có nguy cơ tăng mạnh.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, riêng phần phát triển đường bộ cho Hà Nội đã lên tới 100 ngàn tỷ đồng. Trong đó, 1/2 số tiền này được chi cho 3 đường vành đai từ nay đến năm 2015.

Cụ thể là: Đường vành đai 2 có chiều dài khoảng 43km (Bưởi – Nhật Tân – Vĩnh Ngọc – Cầu Chui – Vĩnh Tuy – Minh Khai) chi phí 15.000 tỷ đồng. Dự kiến tuyến đường sẽ được khép kín vào năm 2010. Đường vành đai 3 có chiều dài 65km (Bắc Thăng Long – Thanh Xuân – Pháp Vân – Thanh Trì – Nam Hồng) với chi phí 10.900 tỷ đồng. Tuyến đường dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2010. Đường vành đai 4 (hiện chưa rõ ràng hướng tuyến cụ thể) cũng dự kiến cần 27.000 tỷ đồng.

Tiếp theo, trong 7 năm nữa Hà Nội sẽ đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 30 tuyến đường trục chính với số vốn 27.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều tuyến đường chính như: Đại Cồ Việt – La Thành – Cầu Giấy; Liễu Giai – Hồ Tây; Lê Duẩn – Giải Phóng – Văn Điển; Nguyễn Trãi – Tây Sơn –Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thái Học; Hà Đông – Thanh Xuân – Láng Hạ – Giảng Võ...

Mặt khác, Hà Nội sẽ phải đầu tư 16.000 tỷ đồng cho xây dựng các tuyến phố mới của khu vực và liên khu vực và dành 1.400 tỷ cải tạo các tuyến phố hiện có. Cạnh đó, Hà Nộâi dự kiến sẽ cải tạo và mở rộâng 150 nút giao thông với chi phí 5000 tỷ đồng...

Hiện số vốn khổng lồ này  vẫn nằm trên giấy tờ, và dự báo của giới chuyên môn số tiền sẽ tiếp tục tăng khi các dự án triển khai

HÀ LAN

Tin cùng chuyên mục