Bắt đầu cuộc đua lãi suất mới

Sau 10 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hạ trần lãi suất huy động xuống còn 9% ở các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài trên 12 tháng và cho các ngân hàng được tự thỏa thuận, các ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất liên tục ở kỳ hạn dài. Có thời điểm một ngân hàng đã tăng lên mức 14%/năm. Như vậy, những lo ngại về việc sẽ có cuộc đua lãi suất mới sau khi NHNN thả nổi đã diễn ra.
Bắt đầu cuộc đua lãi suất mới

Sau 10 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hạ trần lãi suất huy động xuống còn 9% ở các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài trên 12 tháng và cho các ngân hàng được tự thỏa thuận, các ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất liên tục ở kỳ hạn dài. Có thời điểm một ngân hàng đã tăng lên mức 14%/năm. Như vậy, những lo ngại về việc sẽ có cuộc đua lãi suất mới sau khi NHNN thả nổi đã diễn ra.

  • “Nóng” với lãi suất dài hạn

Mở đầu cho cuộc tăng lãi suất ở kỳ hạn dài là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Trong ngày 13-6, SCB đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND từ 10%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng lên 11,5%/năm đối với kỳ hạn 12 và 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ và 12%/năm đối với kỳ hạn 15, 18 và 24 tháng.

Tiếp đó, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã nâng mức huy động cao nhất lên tới 12%/năm áp cho kỳ hạn 24 tháng. Riêng sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang, với các khoản tiền gửi lớn trên 1 tỷ đồng, SeAbank có mức lãi suất 12,6% - 12,8%/năm. Ngân hàng Techcombank cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động tăng từ 11%/năm đến 11,9%/năm áp dụng cho các kỳ hạn 12, 13, 15, 18, 24 và 36 tháng.

Giao dịch tại Eximbank. Ảnh: CAO THĂNG

Giao dịch tại Eximbank. Ảnh: CAO THĂNG

Tương tự, các ngân hàng ACB, Eximbank… cũng đã tăng mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên 12%/năm. Đặc biệt, Western Bank tạo nên hiện tượng trên thị trường trong ngày 14-6 khi đã liên tục công bố áp mức lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng với lãi suất “khủng” ở mức 13,5%/năm trong buổi sáng và đến chiều cùng ngày mức lãi suất đã được đẩy lên đến 14%/năm - lãi suất được ghi nhận cao nhất trên thị trường, cách biệt 5% so với trần huy động và 2% - 3% so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, đến nay, Western Bank đã áp mức lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng xuống còn 12,5%/năm.

Phó giám đốc một ngân hàng thương mại (NHTM) lớn tại TPHCM cho rằng, các ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên vượt khung quy định đối với các kỳ hạn trên 12 tháng là không sai. Bởi lẽ, theo quy định của NHNN, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các ngân hàng ấn định trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường. Theo vị phó giám đốc này, hiện tượng tăng lãi suất huy động lên cao có thể xuất phát từ các ngân hàng nhỏ, nợ xấu nhiều và vẫn khó khăn về thanh khoản. Nhưng thực tế cho thấy, hiệu ứng này đã bắt đầu lan ra và có thể sẽ lan khắp cả hệ thống NHTM. Sau khi lãi suất hạ, người gửi tiền đã rút tiền để đầu tư vào các kênh khác sinh lợi nhiều hơn. Chính vì thế, các ngân hàng lớn cũng không thể đứng ngoài cuộc trong việc nâng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng và hút thêm vốn.

  • Mời chào lãi suất “xé rào”

Không chỉ “nóng” ở lãi suất dài hạn mà mấy ngày qua, một số NHTM đã liên tục chào mời lãi suất huy động cao. PV Báo SGGP nhắn tin cho nhân viên tên H. tại ngân hàng BA với nội dung: “Muốn gửi tiền tiết kiệm với lãi suất cao nhưng ngắn hạn”. 

Theo một chuyên gia tài chính, cố vấn của một NHTM, tại thời điểm ngân hàng dư vốn khả dụng, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng vẫn diễn ra, việc “xé rào” lãi suất huy động không phải chỉ tái diễn sau khi lãi suất huy động được giảm xuống 9%/năm. Lãi suất vượt trần ở mức 2% - 3%/năm và thậm chí lên đến 5%/năm đối với những số tiền gửi lớn. Hiện nay, không chỉ một số ngân hàng nhỏ âm thầm cạnh tranh lãi suất kỳ hạn ngắn mà với quy định mới, các ngân hàng còn công khai cạnh tranh lãi suất ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng.

Chưa đầy 5 giây sau, đã nhận được điện thoại của H. Ban đầu H. còn dè dặt cho biết không có chuyện lãi suất huy động lên đến 12% - 13%/năm cho kỳ hạn ngắn mà chỉ có lãi suất 12,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Sau khi cho biết có người bạn gửi tiền tại đây giới thiệu, H. đổi thái độ, vồn vã cho biết: nếu gửi trên 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1 - 3 tháng sẽ cộng thêm lãi suất 3,5%/năm. Nếu gửi từ 500 triệu đồng trở lên, lãi suất được cộng thêm 3%/năm. Từ 300 triệu đồng - 400 triệu đồng sẽ được cộng thêm 2%/năm, ít hơn nữa chỉ được khoảng 1 - 1,5%/năm. “Nếu gửi 200 triệu đồng kỳ hạn 1 tháng có được cộng thêm 3%/năm không” - chúng tôi hỏi. “Với số tiền đó chỉ được cộng thêm cao nhất khoảng 2,5%. 2,5% lãi suất chênh lệch em sẽ đưa phong bì ngay khi chị gửi tiền chứ không đợi đến cuối kỳ” - H. nói. Trước khi cúp máy, H. còn cho biết, từ đây đến tuần sau nếu lãi suất có biến động tăng sẽ báo thêm.

Chị My Minh (quận 1) cho biết, sau khi lãi suất ngân hàng giảm xuống còn 9%, chị định rút 500 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm để mua đất ở Bình Chánh nhưng giấy tờ đang trục trặc nên tháng sau mới phải chồng tiền. Đang không biết làm gì với số tiền đã rút ra, chị Minh được một nhân viên ngân hàng S. gọi chào lãi suất cộng thêm 2%/năm so với quy định nhưng không cần gửi kỳ hạn dài. “Mặc dù biết là ngân hàng nhỏ, có thể rủi ro cao nhưng tôi đánh liều gửi 1 tháng tại ngân hàng này vì lãi suất tổng cộng lên khoảng 11%/năm cho số tiền 500 triệu đồng chỉ với kỳ hạn 1 tháng”, chị Minh cho biết. Và lãi suất chênh lệch được nhân viên ngân hàng S. chi thẳng cho chị bằng tiền mặt.

Việc Western Bank giảm lãi suất huy động dài hạn và các ngân hàng đã không tiếp tục tăng lãi suất có thể là động thái giúp thị trường yên tâm hơn về việc cuộc đua lãi suất mới vẫn chưa căng thẳng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cuộc đua lãi suất sẽ còn căng thẳng hơn trong thời gian tới vì các ngân hàng đang được NHNN phân lại nhóm tăng trưởng tín dụng cho giai đoạn 6 tháng cuối năm.

HẠNH NHUNG

Tin cùng chuyên mục