Về giá, thuế xăng dầu - Tại sao giảm, tăng bất ngờ?

Một động thái bất ngờ, chiều tối ngày 9-5, Bộ Tài chính đã có quyết định nâng thuế nhập khẩu, giảm giá xăng, giảm giá xăng dầu. Lý giải điều này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết:

Một động thái bất ngờ, chiều tối ngày 9-5, Bộ Tài chính đã có quyết định nâng thuế nhập khẩu, giảm giá xăng, giảm giá xăng dầu. Lý giải điều này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết:

Tại sao lại hạ giá như vậy? Trong tính toán thì cơ quan quản lý phải căn cứ vào quy định pháp luật về điều hành xăng dầu. Một số chuyên gia dựa vào những ngày gần đây để tính toán nên số liệu không chính xác. Tính toán của cơ quan quản lý và doanh nghiệp dựa vào Nghị định 84 (về kinh doanh xăng dầu), dựa vào 30 ngày này và 30 ngày khác. Có cần sửa cái đó hay không thì tính sau. Quy định pháp luật như thế phải chấp nhận.

Với giá xăng, tính 30 ngày thì chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành 828 đồng, tính 20 ngày chênh lệch 1.100 đồng. Chênh lệch như thế xử lý ra sao? Nếu nhất quán tính 30 ngày thì khi giá thế giới giảm, sẽ tính theo thứ tự thuế, quỹ bình ổn giá và giảm giá theo điều kiện. nhưng lần này để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng thì xử lý theo hướng khôi phục dần mức thuế đã giảm về 0% lâu nay. Với điều kiện giá thế giới giảm, chúng tôi phải giảm giá. Cần khẳng định, không thể lấy giá xăng dầu thành phẩm 1 - 2 ngày gần đây để tính ra lãi được. Tăng hay giảm phải căn cứ vào yếu tố hình thành giá chứ không phải căn cứ vào tâm lý, vì xăng dầu trong nước phụ thuộc 70% vào nhập khẩu.

Với việc giảm giá xăng dầu, chúng ta vẫn nhất quán theo thứ tự tác động thuế, quỹ bình ổn giá rồi mới tính tới giá. Lần này, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, ta xử lý theo hướng khôi phục dần mức thuế đang ở mức 0% trước đó. Thuế cũng phải khôi phục dần để có nguồn lực tài chính để thực hiện bình ổn khi giá thế giới tăng cao. Dự báo từ nay tới cuối năm, nhu cầu xăng dầu tăng, giá sẽ nhích lên, nếu tổ chức được thuế sẽ có nguồn lực để có thêm công cụ kết hợp bình ổn giá khi giá thế giới biến động.

- Phóng viên: Với giá như hiện nay doanh nghiệp lãi bao nhiêu?

- Ông NGUYỄN TIẾN THỎA: Thực ra trong công thức tính giá cơ sở đã dành cho doanh nghiệp một phần lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Ngoài ra, chi phí kinh doanh được tính 600 đồng. Nếu doanh nghiệp nào tổ chức mạng lưới tốt, tiết kiệm, chi phí có thể thấp hơn 600 đồng. Mục đích đặt ra các khoản này nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngoài những khoản nói trên, việc chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán, như tính ở trên là 828 đồng/lít, có thể trở thành lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn nhà nước chưa điều tiết. Chênh lệch 828 đồng nếu nhà nước không điều tiết sẽ thành lãi của doanh nghiệp.

- Liệu việc tăng thuế có ngược hướng giảm khó khăn cho doanh nghiệp?

- Bộ Tài chính có cân nhắc, nhiều đề xuất nghiêng về giữ mặt bằng giá xăng dầu và vào thuế hết phần chênh lệch. Nhưng vì có kết hợp vào thuế ở mức độ nhất định và giảm giá. Chúng ta càng để thuế thấp bao nhiêu thì bù giá càng lớn.

- Nghị định 84 đang bộc lộ những bất cập. Vậy sẽ cần có biện pháp nào khắc phục?

- Bước đầu, Bộ Tài chính tập trung vào tạo môi trường cạnh tranh thông qua rà soát điều kiện kinh doanh quy định trong Nghị định 84 để đảm bảo có cạnh tranh. Ví dụ phải có kho bao nhiêu ngàn tấn, cầu cảng, mỗi doanh nghiệp phải có bao nhiêu đại lý… Những điều kiện này phải rà soát, ví dụ như có cần mấy chục đại lý, tổng đại lý không? Thứ hai, bảo đảm cạnh tranh thì quy định tổng đại lý chỉ được ký với một đầu mối để kinh doanh. Thực tế quy định này không đi vào cuộc sống và cần phải xem lại.

Về giá, có vài điểm cần bàn. Thứ nhất, công thức tính giá. Trong công thức có chuyện 30 ngày hay 20, 10 ngày, phải có đánh giá. 30 ngày tồn tại cái gì, xuống bao nhiêu là vừa, tần suất điều chỉnh giá. Về mức hoa hồng, trước đây đặt ra mức 600 đồng để tạo cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể giành giật thị trường nhưng thực tế có doanh nghiệp nâng lên mức 1.000 đồng. Theo tôi nên tính theo phần trăm của tổng mức kinh doanh, điều này giúp doanh nghiệp cạnh tranh hơn.

Thứ hai, về quỹ bình ổn giá, cần cân nhắc vì trước để ở doanh nghiệp nhằm giúp họ chủ động, tránh cơ chế xin cho nhưng nay phải suy nghĩ. Có ý kiến cho rằng nên tập trung ở Kho bạc Nhà nước. Sắp tới chúng tôi sẽ mời doanh nghiệp đầu mối họp để đánh giá toàn diện Nghị định 84.

Hà My (ghi)

Tin cùng chuyên mục