Sổ tay: Thách thức

Trong những ngày đầu tiên khi Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố có hiệu lực thi hành, phần lớn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là thức ăn đường phố tại nhiều tỉnh thành vẫn diễn ra bình thường. Tại nhiều tuyến phố, bến tàu, bến xe, cổng chợ… không ít hàng quán buôn bán thức ăn, thực phẩm vẫn cứ vô tư bày thực phẩm, đồ ăn thức uống ra ngoài trời, thậm chí để bệt ngay xuống vỉa hè bất chấp ruồi muỗi, bụi bặm.

Trong những ngày đầu tiên khi Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố có hiệu lực thi hành, phần lớn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là thức ăn đường phố tại nhiều tỉnh thành vẫn diễn ra bình thường. Tại nhiều tuyến phố, bến tàu, bến xe, cổng chợ… không ít hàng quán buôn bán thức ăn, thực phẩm vẫn cứ vô tư bày thực phẩm, đồ ăn thức uống ra ngoài trời, thậm chí để bệt ngay xuống vỉa hè bất chấp ruồi muỗi, bụi bặm.

Tuy nhiên, cũng có một số ít người kinh doanh thức ăn đường phố sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, tập huấn đã trang bị thêm cho cửa hàng của mình tủ kính để bày thực phẩm, găng tay dùng một lần và bàn ghế cao cho khách hàng. Trong khi đó, đáng chú ý về phía người tiêu dùng, hầu hết vẫn “khuất mắt trông coi” coi thường những nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố nên họ vẫn vô tư mua bán, ăn uống bất chấp hàng quán và thực phẩm đó có bảo đảm hay tuân thủ đầy đủ các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.

Hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố đã diễn ra lâu nay ở nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn nhưng hầu như không phải gặp sự quản lý nào của cơ quan chức năng. Chính vì vậy, thức ăn đường phố trở thành một loại hình dịch vụ ăn uống rất quen thuộc với nhiều người, thậm chí còn là một thói quen, nét văn hóa của nhiều địa phương. Trong khi đó, trước khi Thông tư 30 chưa ra đời thực tế lâu nay, Bộ Y tế, cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đã ban hành không ít quy định pháp luật để quản lý thức ăn đường phố nhưng vẫn… “bất lực”. Bởi lẽ với lợi thế rất cơ động, nhanh, rẻ và tiện lợi nên thức ăn đường phố liên tục phát triển và thu hút được rất nhiều người tiêu dùng. Ước tính hiện nay cả nước có tới 400.000 - 500.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố nên đây là một thách thức không nhỏ trong công tác quản lý đối với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Bên cạnh những lợi thế rất lớn, thức ăn đường phố cũng có không ít mối nguy hại, nhất là tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều tra của cơ quan y tế cho thấy, có tới hơn 90% cơ sở thức ăn đường phố không thể giám sát, quản lý được về nguồn gốc thực phẩm. Cùng với đó, hầu hết người kinh doanh thức ăn đường phố thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm, địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh không bảo đảm khiến quá trình chế biến, kinh doanh thực phẩm bị ô nhiễm. Thậm chí, rất nhiều mẫu thực phẩm, đồ ăn thức uống bị nhiễm các vi khuẩn gây hại như E.coli, khuẩn tả, cũng như nhiều loại hóa chất, phụ gia thực phẩm độc hại không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Chính những mối nguy hại này đã làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm đối với người tiêu dùng và cộng đồng.

Trong năm vừa qua, cả nước xảy ra hơn 165 vụ ngộ độc, làm gần 5.400 người mắc phải nhập viện và hàng chục ca tử vong vì ngộ độc. Trong số này, không ít trường hợp do thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra, nhưng thực tế tới nay chẳng mấy trường hợp bị xử lý. Vì vậy, Thông tư 30/2012/TT-BYT dù được nhiều nhà quản lý ví như “toa thuốc” làm thức ăn đường phố an toàn hơn nhưng để nó thực sự đi vào cuộc sống không hề đơn giản.

Nguyễn Quốc

Tin cùng chuyên mục