Bài giải và nhận xét đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2016

Câu 2:
Bài giải và nhận xét đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2016

 >> Gợi ý bài giải đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2016

Đề thi THPT quốc gia - môn Sử không quá khó, đảm bảo cân đối giữa các phần trong chương trình, nội dung tập trung chủ yếu vào kiến thức lịch sử Việt Nam (Câu 2, Câu 3, Câu 4. 7 điểm), và phần sử thế giới(Câu 1). Ba câu hỏi cho chương trình Sử Việt Nam mang tính tư duy, đòi hỏi sự chính xác, hiểu bài. Phần dành cho chương trình Sử thế giới 3 điểm.

Bài giải và nhận xét đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2016 ảnh 1

Câu 2: của đề thi Sử yêu cầu thí sinh nêu trong bảng dữ liệu, xác định những đặc điểm lịch sử quốc gia, quốc tế và vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị các tiền  đề về tưởng, chính trị và tổ chức thành lập Đảng 2/1930.  Từ đó chọn lọc những sự kiện  để nói lên vai trò ý nghĩa của của Nguyễn Ái Quốc trong thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, thường thí sinh có ôn tập và biết chọn lọc các sự kiện theo theo thời gian thì có thể làm được.

Câu 3: Thí sinh cũng cần có điểm nhấn về sự chuẩn bị, quyết tâm phát huy sức mạnh toàn dân trong chống Pháp để giữ vững quyền tự do và độc lập, về vai trò lãnh đạo của Việt Nam và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam. Chọn lọc các sự kiện trong thời kỳ lịch sử dân tộc 1953-1954, mà đặc biệt là quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị trung ương Đảng Lao Động Việt Nam 12-1953 để làm sáng tỏ quyết tâm đó.

Câu 4: Trong mối tương quan về các mối quan hệ, các truyền thống dân tộc ở câu bốn, thí sinh cũng cần có cách học hệ thống thì mới có các nhận xét về chủ trương thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và phát huy truyền thống “Đại đoàn kết dân tộc”.

Có thể chọn lựa về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết sức mạnh toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng của quân và dân Việt Nam. Cần nhấn mạnh các giá trị  truyền thống của dân tộc sức mạnh toàn dân trong chống ngoại xâm, về tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 1: Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số, cạn kiệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc tạo ra những công cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới đặt ra một cách bức thiết. Qua một số thành tựu đạt được về khoa học công nghệ như hiện nay, từ đó nêu lên các đặc điểm, ý nghĩa của cuộc cách mạng này, thường thí sinh có ôn tập và có vốn kiến thức nhất định về khu vực- quốc gia – quốc tế, về toàn cầu hóa, thì có thể làm được.

Theo tôi, đây là đề thi hay không đánh đố thí sinh mà là dịp để đo kiến thức từ thấp đến cao mà các em thu nhận được trong suốt quá trình học phổ thông. Vì đề thi có sự phân hóa, từ cơ bản đến khó, đến rất khó, sự phân hóa khá rõ này đã đảm bảo những học sinh chỉ học những kiến thức rất cơ bản là sẽ đậu tốt nghiệp. Thế còn những thí sinh muốn xét tuyển ĐH thì sẽ có sự phân hóa rõ hơn. Vì vậy đề thi năm nay cũng sẽ hạn chế trường hợp có những thí sinh điểm rất cao nhưng không đậu ĐH.

Phần khó thuộc vào lịch sử thế giới, theo hướng mở,  khơi gợi tư duy… đảm bảo xét tốt nghiệp và phần phân hóa để tuyển sinh ĐH, CĐ phù hợp trình độ thí sinh kỳ thi THPT QG. Nội dung đề thi theo hướng tăng mức yêu cầu vận dụng, các câu hỏi mở,.. thoát khỏi các câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc các con số và sự kiện hoặc học tủ, học thuộc lòng. Trên sự hiểu biết, các em chỉ cần viết đủ ý, triển khai luận điểm chặt chẽ, diễn đạt đúng, lưu loát có căn cứ xác đáng, có cảm xúc và biết trân trọng những gì mình đang có,  vận dụng chúng vào cuộc sống hiện tại để làm giàu thêm truyền thống dân tộc.

Trên các nội dung cơ bản đó, các em cần hiểu rõ, xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và chủ thể lịch sử. Yêu cầu các em phải hiểu bài, nhớ được những sự kiện cơ bản và nắm được kiến thức hệ thống theo các chủ đề trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc… từ đó chọn được những sự kiện tiêu biểu để trả lời đúng theo yêu cầu câu hỏi. Nếu không, thí sinh rất dễ sa đà vào việc mô tả hoặc nêu sự kiện. 

ThS Nguyễn Văn Tiến
(Trường ĐH Thủ Dầu Một)

Tin cùng chuyên mục