Bài giải và nhận xét môn thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2016

Bài giải và nhận xét môn thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2016

(SGGPO).- Sau một thời gian trĩu nặng những lo lắng vì không biết giữa lời hứa của Bộ GD-ĐT và thực tế đề thi sẽ như thế nào, có bám sát chương trình lớp 12 như Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã nói hay không? Sáng nay 2-7, cả thầy và trò đều có thể thở phào nhẹ nhõm với đề thi Ngữ văn. Bộ đã thực hiện đúng lời hứa của mình: đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, không đòi hỏi thí sinh phải thuộc lòng nhiều, đề thi đã có sự phân hóa từ dễ đến khó.

Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi ĐH Sài Gòn. Ảnh: Mai Hải

- Cấu trúc đề thi giống đề thi minh họa. Đây là một thuận lợi cho thí sinh khi tiếp xúc với đề và tạo sự dễ dàng khi làm bài.

- Về hình thức, cũng giống như đề thi minh họa mà Bộ đã cho năm 2015. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh trong việc làm bài thi của mình. 

- Trong phần I, phần đọc hiểu, văn bản khảo sát bao gồm thơ và văn xuôi đề cập đến những nội dung liên quan đến văn hóa Việt Nam và suy nghĩ riêng của bản thân về cách sống, về đời sống của mình. Đó là những vấn đề hết sức gần gũi đối với thí sinh. Các câu hỏi lại thể hiện sự phân hóa rất rõ rệt. Câu 1, 2, 3, 5, 6, 7 là những câu hỏi dễ nằm ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Còn câu 4 và 8 là hai câu vận dụng thấp và có tính phân hóa cao hơn. Riêng câu I.2 là câu tìm biện pháp tu từ có tính phân hóa cao. Thí sinh có thể tìm biện pháp tu từ ở khổ thứ 2 nhưng sẽ rất đắn đo ở biện pháp tu từ khổ thứ 3.

- Câu 1 trong phần II là nghị luận xã hội. Vấn đề đặt ra trong đề là một vấn đề hay rất gần gũi, thiết thực và không kém phần thời sự. Đây là vấn đề mà tất cả các học sinh quan tâm về vấn đề cư xử trong cuộc sống, ý thức về cuộc sống để sao cho sống đúng, sống tốt, sống đẹp. Nhận thức về vấn đề này và bàn luận về nó sẽ thể hiện được trình độ, kỹ năng của thí sinh. Điều này sẽ thể hiện được sự phân hóa ở thí sinh, và đó là cơ sở thuận lợi cho việc tuyển sinh.

- Câu 2 trong phần II là nghị luận văn học. Đề năm nay cho rất hay, đòi hỏi khả năng suy luận và kĩ năng làm bài của học sinh là phải phối hợp các thao tác thì mới có thể làm bài tốt. Học sinh khá trở lên có thể dễ dàng làm được câu này miễn sao biết cách làm, nhớ dẫn chứng và triển khai vấn đề phù hợp.

- Nhìn chung, đề thi năm nay có thể nói là hay, giải quyết rất khéo léo yêu cầu đánh giá tốt nghiệp và tuyển sinh cao đẳng, đại học. Đề lại có tính giáo dục về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, lối cư xử-ứng xử trong cuộc sống và đề cũng có tính phân hóa cao. Nó sẽ là một gợi ý rất hay cho giáo viên và học sinh trong việc chuẩn bị môn Ngữ văn cho các kì thi năm sau.

Hồ Kỳ Thuận
Trường THPT Vĩnh Viễn - TPHCM

>>Mời bạn đọc xem gợi ý bài giải môn thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2016

>> Gợi ý bài giải môn thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2016

Tin cùng chuyên mục