Bài học từ việc tăng cường cán bộ

Từ năm 2009, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM triển khai thực hiện mô hình phó bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở Đảng với những Đảng bộ có số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đông, nhằm giúp cho cấp ủy có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho công tác này ở cơ sở. Bước đầu, TP thí điểm ở các Đảng bộ huyện Nhà Bè, Cần Giờ, quận Bình Thạnh, Gò Vấp và đã mang lại hiệu quả.
Bài học từ việc tăng cường cán bộ

Từ năm 2009, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM triển khai thực hiện mô hình phó bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở Đảng với những Đảng bộ có số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đông, nhằm giúp cho cấp ủy có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho công tác này ở cơ sở. Bước đầu, TP thí điểm ở các Đảng bộ huyện Nhà Bè, Cần Giờ, quận Bình Thạnh, Gò Vấp và đã mang lại hiệu quả.

Gắn kết chặt hơn với cơ sở

Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) dẫn đoàn công tác của lãnh đạo UBND TP thăm hỏi người dân khu vực Thanh Đa. Ảnh: Anh Vũ
Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) dẫn đoàn công tác của lãnh đạo UBND TP thăm hỏi người dân khu vực Thanh Đa. Ảnh: Anh Vũ

Đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận, Phó bí thư phụ trách xây dựng Đảng Quận ủy Gò Vấp cho biết: “Gò Vấp là quận đông dân, có số lượng đảng viên trên 7.000 đồng chí, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn yếu kém, đời sống người dân còn thấp. Những yêu cầu về nguồn lực cho sự phát triển của thời gian tới là rất lớn. Trong đó, công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng là một trong những yếu tố quyết định đến việc lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, cũng quyết định lòng tin của người dân với Đảng”.

Minh chứng cho sự thay đổi tích cực trong công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận đã mời chúng tôi cùng tham dự buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Huê Phong – doanh nghiệp có đông công nhân lao động nhất quận để vận động thành lập chi bộ Đảng.

Đồng chí khoe: “Nhắc đến Công ty Huê Phong là nhiều người không quên được những vụ tranh chấp lao động nảy lửa, dai dẳng giữa công nhân với chủ doanh nghiệp những năm trước đây. Bây giờ, tình hình đã ổn định, chúng tôi đã phát triển Đảng được 6 đồng chí và đang chuẩn bị ra mắt chi bộ Đảng tại đây”.

Đó là tín hiệu vui trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận Gò Vấp. Trước đây, thời điểm tháng 6-2008, Đảng bộ doanh nghiệp quận được thành lập với 7 chi bộ, 70 đảng viên thì nay đã tăng lên 13 chi bộ với 120 đảng viên sinh hoạt. Ngoài ra, công tác phát triển Đảng ở địa bàn dân cư, đội ngũ giáo viên, công nhân lao động, tiểu thương trên địa bàn quận cũng tăng mạnh. Chỉ trong 2 năm 2009-2010, đã có 341 đảng viên được kết nạp (trong đó có 15 người ở địa bàn dân cư, 93 giáo viên, 29 công nhân lao động, 2 tiểu thương…).

Còn đồng chí Nguyễn Thị Tô Châu, Phó Bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng Quận ủy Bình Thạnh giải thích ngắn gọn: “Có thêm phó bí thư sẽ chia sẻ công việc, trách nhiệm trong thường vụ, thường trực và quan trọng hơn là có thời gian đi cơ sở nhiều hơn, nắm bắt nhanh thực tế để có cách tháo gỡ kịp thời”.

Ở Bình Thạnh, công tác xây dựng, củng cố hệ thống chân rết và hoạt động của MTTQ, đoàn thể từ quận đến phường hướng nhiều về cơ sở. Nhờ vậy, năm 2009, toàn quận kết nạp được 152/150 đảng viên mới, năm 2010 kết nạp được 126/120 đảng viên mới. Đầu năm 2009, quận chỉ có 1/20 chi bộ thì đến tháng 6-2010, toàn quận có 20/20 chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Năm 2009-2010, quận thành lập mới được 7 chi bộ Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối ngoài quốc doanh đến nay là 17 chi bộ với 137 đảng viên.

Lấy sự tín nhiệm của dân làm thước đo

Trước những hiệu quả bước đầu đạt được, mới đây, Ban Tổ chức Thành ủy đã tham mưu Thành ủy kiến nghị Trung ương tăng thêm chức danh phó bí thư phụ trách cơ sở Đảng và phó chủ tịch UBND quận - huyện có từ 400.000 dân trở lên, có đông đồng bào theo đạo, nhiều cơ sở Đảng, nhiều doanh nghiệp, các quận ven và huyện đang trong quá trình đô thị hóa và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tăng thêm một phó chủ tịch UBND xã phường, thị trấn có trên 50.000 dân để tăng cường công tác quản lý đô thị, đất đai, môi trường, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân.

Đồng chí Trần Trung Trực, Vụ trưởng Vụ Địa phương III (Ban Tổ chức Trung ương) cho rằng, TPHCM là một đô thị đặc biệt và năng động nhất nước với trên 9 triệu dân, do đó, hiệu quả từ công tác quản lý đô thị, đất đai, môi trường, thủ tục hành chính, xây dựng Đảng… ở từng cơ sở là rất quan trọng. Vả lại, TPHCM là một trong những địa phương đã được Trung ương cho thí điểm thực hiện chủ trương tăng thêm phó bí thư phụ trách xây dựng Đảng, phó chủ tịch UBND quận - huyện. Tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng, bên cạnh việc làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ, các địa phương cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện luân chuyển, cơ chế phối hợp giữa đầu đi, nơi đến và cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ để có đánh giá, nhận xét kết quả công tác của cán bộ trong thời gian luân chuyển, quy hoạch thực chất hơn.

“Phải lấy thước đo chủ yếu là hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá. Có vậy, việc tăng thêm cán bộ mới phát huy hiệu quả”, đồng chí Trần Trung Trực khẳng định.


HỒNG HIỆP

Tin cùng chuyên mục