Bảo tàng của nhà văn Orhan Pamuk

Được đặt trên một con đường yên tĩnh ở quận Cukurcuma, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Musem of Innocence - bảo tàng đầu tiên của nhà văn Orhan Pamuk nổi bật với lớp sơn đỏ phủ bên ngoài một căn nhà cổ có từ thế kỷ 19. Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 4.000 món đồ cổ có từ những năm 1950 như những điếu xì gà, hộp thuốc lá, trang phục của người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ ở tầng lớp thượng lưu, vé tàu, xe ba bánh, gạch ceramic cũ, đồng hồ…
Bảo tàng của nhà văn Orhan Pamuk

Được đặt trên một con đường yên tĩnh ở quận Cukurcuma, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Musem of Innocence - bảo tàng đầu tiên của nhà văn Orhan Pamuk nổi bật với lớp sơn đỏ phủ bên ngoài một căn nhà cổ có từ thế kỷ 19. Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 4.000 món đồ cổ có từ những năm 1950 như những điếu xì gà, hộp thuốc lá, trang phục của người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ ở tầng lớp thượng lưu, vé tàu, xe ba bánh, gạch ceramic cũ, đồng hồ…

Pamuk cho biết ông không muốn thiết lập một bảo tàng hoành tráng, mà chỉ muốn có một nơi bảo tồn những con phố hẹp và cuộc sống thường nhật của thành phố. Đây là những đồ vật mà Pamuk thu thập từ các cửa hàng đồ cũ ở Cukurcuma, từ gia đình và nhiều nguồn quyên góp khác. Trị giá của chúng ước tính lên tới 1,5 triệu USD.

Orhan Pamuk tại Museum of Innocence.

Orhan Pamuk tại Museum of Innocence.

Pamuk ấp ủ ước mơ xây bảo tàng từ cách đây hơn 10 năm, cùng thời điểm ông lên kế hoạch viết cuốn The Museum of Innocence. Tiểu thuyết là câu chuyện về Kemal, con trai của một gia đình Istanbul giàu có. Anh đem lòng yêu Fusun - một cô gái nghèo có họ hàng xa với mình.

Đặt trong bối cảnh Istanbul những năm 1975 đến nay, tác phẩm mang đến nhiều chi tiết, hình ảnh về xã hội Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại. Ngay từ khi bắt đầu viết cuốn sách (1999), Orhan Pamuk đồng thời cho xây dựng bảo tàng cùng tên. Lúc đó, ông mua lại một tòa nhà 3 tầng ở Istanbul và thuê kiến trúc sư thiết kế lại.

Trên thế giới, Orhan Pamuk là một tên tuổi lớn nhưng điều đáng tiếc là ngay tại quê nhà Thổ Nhĩ Kỳ, ông bị tố cáo là đã khai thác các chủ đề tôn giáo và lịch sử để làm hài lòng các độc giả phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2-2005 của Tạp chí Thụy Sĩ Das Magazine, nhà văn Pamuk đã nói tới vụ tàn sát, diệt chủng, xảy ra trong các năm 1915-1917 tại Anatolia: “Có 30.000 người Kurds và 1 triệu người Armenian đã bị giết trên vùng này và không ai dám nói tới sự việc này, ngoại trừ tôi”.

Sau khi cuộc phỏng vấn được phổ biến, nhà văn Pamuk đã gặp phải một phong trào phản đối dữ dội khiến cho ông phải rời khỏi đất nước.

30 năm cầm bút và có nhiều tác phẩm dịch sang gần 40 thứ tiếng khác nhau. Hai cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông I am Red (Tên tôi là màu Đỏ) và Snow (Tuyết) đã giúp ông trở nên quen thuộc với độc giả quốc tế và gặt hái được nhiều giải thưởng văn học có uy tín trong đó có giải Nobel Văn chương 2006.

Phương Nam

Tin cùng chuyên mục