Báo SGGP ngày 2-8 có đăng ý kiến "Tránh rủi ro cho người ra tay chống tội phạm". Vấn đề này được nhiều bạn đọc quan tâm, đồng tình và góp thêm ý kiến.
Quan điểm chung là để động viên, khuyến khích người dân tham gia phòng chống tội phạm, việc tặng thưởng tiền là chưa đủ, điều cần thiết hơn là luật pháp có quy định rõ ràng để bảo vệ người dân tham gia phòng chống tội phạm.
Cần quy định chặt chẽ và hợp lý
Việc xây dựng Quỹ Phòng chống tội phạm thể hiện sự quan tâm động viên, hỗ trợ người tham gia chống tội phạm. Thực tế, khi người dân tham gia bắt trộm cướp, ít ai nghĩ đến việc mình liều mình làm như vậy để được thưởng, mà là xuất phát từ nhận thức rằng hành động đó là đúng, là lẽ phải, và cộng đồng nên có sự hỗ trợ, không thể chỉ ngoài cuộc đứng nhìn.
Có vấn đề cần đặt ra: Thật khó lường được những rủi ro có thể xảy ra cho người tham gia truy bắt trộm cướp, như bản thân bị thương vong, hoặc gây thương vong cho tội phạm và người đi đường. Về nguyên tắc pháp luật, người gây ra thương vong cho người khác phải bị xử lý hình sự. Lúc ấy, bao nhiêu rắc rối, phức tạp sẽ ập đến với bản thân và gia đình của “Lục Vân Tiên”. Sự hỗ trợ của cộng đồng, cụ thể là người dân, tham gia phòng chống tội phạm là cần thiết, tuy nhiên luật pháp phải quy định chặt chẽ và hợp lý để bảo vệ người ra tay chống tội phạm. Ngành công an nên quan tâm hướng dẫn người dân các biện pháp, cách thức phòng chống tội phạm trong điều kiện và khả năng cho phép, trong khi chờ lực lượng chức năng giải quyết sự việc.
Cần quy định chặt chẽ và hợp lý
Việc xây dựng Quỹ Phòng chống tội phạm thể hiện sự quan tâm động viên, hỗ trợ người tham gia chống tội phạm. Thực tế, khi người dân tham gia bắt trộm cướp, ít ai nghĩ đến việc mình liều mình làm như vậy để được thưởng, mà là xuất phát từ nhận thức rằng hành động đó là đúng, là lẽ phải, và cộng đồng nên có sự hỗ trợ, không thể chỉ ngoài cuộc đứng nhìn.
Có vấn đề cần đặt ra: Thật khó lường được những rủi ro có thể xảy ra cho người tham gia truy bắt trộm cướp, như bản thân bị thương vong, hoặc gây thương vong cho tội phạm và người đi đường. Về nguyên tắc pháp luật, người gây ra thương vong cho người khác phải bị xử lý hình sự. Lúc ấy, bao nhiêu rắc rối, phức tạp sẽ ập đến với bản thân và gia đình của “Lục Vân Tiên”. Sự hỗ trợ của cộng đồng, cụ thể là người dân, tham gia phòng chống tội phạm là cần thiết, tuy nhiên luật pháp phải quy định chặt chẽ và hợp lý để bảo vệ người ra tay chống tội phạm. Ngành công an nên quan tâm hướng dẫn người dân các biện pháp, cách thức phòng chống tội phạm trong điều kiện và khả năng cho phép, trong khi chờ lực lượng chức năng giải quyết sự việc.
TRẦN QUÝ (quận Bình Thạnh, TPHCM)
Phòng chống tội phạm bằng biện pháp an toàn, khả thi
Qua các vụ trộm cướp cho thấy, đối tượng phạm pháp ngày càng hung hãn, manh động, có trang bị hung khí và thậm chí cả súng, sẵn sàng giết nạn nhân và người ra tay ngăn cản. Ngay cả những kẻ bắt trộm chó cũng trang bị bột ớt, mã tấu, súng bắn điện để chống trả khi bị truy đuổi. Do vậy đã có không ít trường hợp người dân bị tử vong khi tham gia truy bắt trộm cướp. Thêm một hiểm họa nữa là trong thời gian gần đây, nhiều đối tượng hình sự là kẻ nghiện ma túy, bị nhiễm HIV, nên người ra tay truy bắt chúng dễ có nguy cơ bị phơi nhiễm.
Để đấu tranh chống tội phạm, đòi hỏi phải có sự tăng cường tuần tra, canh gác của các lực lượng chuyên trách, là cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát hình sự, cảnh sát bảo vệ, công an địa phương và cả cảnh sát giao thông. Đây là lực lượng có sức khỏe, có võ nghệ, được đào tạo bài bản và được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ đầy đủ. Khi trực tiếp bắt trộm cướp, lực lượng công an không chỉ dùng võ thuật để khống chế, mà có thể sử dụng súng để tiêu diệt nếu chúng chống trả và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Những điều kiện cơ bản này người dân không thể có. Chính vì thế, khi người dân “tay không bắt cướp” thì không những khó, mà còn có khả năng bị sát hại rất cao.
Để người dân tham gia phòng chống tội phạm hiệu quả, cách khả thi nhất là vận động người dân cung cấp thông tin hoạt động tội phạm, cảm hóa những kẻ quậy phá, hỗ trợ hoạt động dân phòng.
Để đấu tranh chống tội phạm, đòi hỏi phải có sự tăng cường tuần tra, canh gác của các lực lượng chuyên trách, là cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát hình sự, cảnh sát bảo vệ, công an địa phương và cả cảnh sát giao thông. Đây là lực lượng có sức khỏe, có võ nghệ, được đào tạo bài bản và được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ đầy đủ. Khi trực tiếp bắt trộm cướp, lực lượng công an không chỉ dùng võ thuật để khống chế, mà có thể sử dụng súng để tiêu diệt nếu chúng chống trả và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Những điều kiện cơ bản này người dân không thể có. Chính vì thế, khi người dân “tay không bắt cướp” thì không những khó, mà còn có khả năng bị sát hại rất cao.
Để người dân tham gia phòng chống tội phạm hiệu quả, cách khả thi nhất là vận động người dân cung cấp thông tin hoạt động tội phạm, cảm hóa những kẻ quậy phá, hỗ trợ hoạt động dân phòng.
NGUYỄN THANH HIỀN
(quận Thủ Đức, TPHCM)
(quận Thủ Đức, TPHCM)
Công an dựa vào dân, không được xa rời dân
Lâu nay, khi biết thông tin người dân bắt được trộm cướp thì tùy theo mức độ mà Bộ Công an, Công an TPHCM hay Công an phường, xã, thị trấn sẽ tổ chức gặp gỡ người dân để trao tặng bằng khen hay tiền thưởng. Đây là việc ghi nhận, động viên người dân đã tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng công an xác định việc trấn áp các loại tội phạm, bắt trộm cướp là nhiệm vụ đặc thù của mình. Với tư cách là lực lượng bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, chúng tôi quan tâm thông báo đến người dân tình hình an ninh trật tự tại TPHCM và địa phương. Trong đó, chú trọng việc cập nhật phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm và hướng dẫn nhân dân giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Chúng tôi cũng tranh thủ các buổi họp tổ dân phố để hướng dẫn người dân làm gì khi bị cướp. Cụ thể như nếu bị bọn cướp ép xe cướp tài sản thì người dân cần bình tĩnh, tùy từng trường hợp có thể lấy chìa khóa, xô ngã xe để bọn cướp khó lấy xe, và bỏ chạy tri hô để mọi người hỗ trợ.
Trong bài nói chuyện tại khóa 2 Trường Công an trung cấp, Bác Hồ chỉ rõ: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tay mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân”. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc lớn mạnh như ngày hôm nay chính là nhờ thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Công an không để người dân phải đối kháng trực tiếp với bọn cướp, chúng tôi chỉ mong mỏi người dân đừng thờ ơ, vô cảm đứng nhìn hay dùng điện thoại quay clip rồi tung lên mạng xã hội với lời bình phản cảm.
Lâu nay, khi biết thông tin người dân bắt được trộm cướp thì tùy theo mức độ mà Bộ Công an, Công an TPHCM hay Công an phường, xã, thị trấn sẽ tổ chức gặp gỡ người dân để trao tặng bằng khen hay tiền thưởng. Đây là việc ghi nhận, động viên người dân đã tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lượng công an xác định việc trấn áp các loại tội phạm, bắt trộm cướp là nhiệm vụ đặc thù của mình. Với tư cách là lực lượng bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, chúng tôi quan tâm thông báo đến người dân tình hình an ninh trật tự tại TPHCM và địa phương. Trong đó, chú trọng việc cập nhật phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm và hướng dẫn nhân dân giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Chúng tôi cũng tranh thủ các buổi họp tổ dân phố để hướng dẫn người dân làm gì khi bị cướp. Cụ thể như nếu bị bọn cướp ép xe cướp tài sản thì người dân cần bình tĩnh, tùy từng trường hợp có thể lấy chìa khóa, xô ngã xe để bọn cướp khó lấy xe, và bỏ chạy tri hô để mọi người hỗ trợ.
Trong bài nói chuyện tại khóa 2 Trường Công an trung cấp, Bác Hồ chỉ rõ: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tay mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân”. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc lớn mạnh như ngày hôm nay chính là nhờ thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Công an không để người dân phải đối kháng trực tiếp với bọn cướp, chúng tôi chỉ mong mỏi người dân đừng thờ ơ, vô cảm đứng nhìn hay dùng điện thoại quay clip rồi tung lên mạng xã hội với lời bình phản cảm.
Trung tá TRẦN HỮU THÀNH
(Trưởng Công an phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TPHCM)
(Trưởng Công an phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TPHCM)