Biến chứng bệnh tiểu đường âm thầm mà nguy hiểm

Diễn biến âm thầm, khó nhận biết
Biến chứng bệnh tiểu đường âm thầm mà nguy hiểm

Đột quỵ, suy thận, mù lòa, hoại tử chi, liệt dương… là những biến chứng, nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cứ 10 giây lại có 1 người tử vong vì những biến chứng của căn bệnh này.

Diễn biến âm thầm, khó nhận biết

Thống kê của dự án quốc gia phòng chống Đái tháo đường (ĐTĐ) năm 2008 cho thấy khoảng 70% người bệnh tiểu đường đã bị biến chứng trước thời điểm phát hiện bệnh. Hầu hết người bệnh nhập viện để điều trị các biến chứng như: mờ mắt, loét chân lâu lành, mỡ máu cao… sau đó mới phát hiện tiểu đường. Dấu hiệu biến chứng thường bị bỏ qua vì dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhiều người giảm thị lực mờ mắt do biến chứng võng mạc nhưng lại cho rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Rối loạn cương dương là biến chứng gặp ở hầu hết nam giới bị tiểu đường nhưng dễ bị nhầm lẫn với giảm sinh lý ở người lớn tuổi. Có những biến chứng dễ dàng nhận biết qua cảm nhận của cơ thể như cảm giác tê bì ở tay chân, khô cứng khớp khó vận động… nhưng cũng có biến chứng chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật phức tạp hơn như biến chứng thận.

Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó Khoa ĐTĐ Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết “Mặc dù việc điều trị ĐTĐ ngày nay khoa học hơn với nhiều thuốc hạ đường huyết nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị biến chứng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe”.

Kiểm soát biến chứng nhờ chỉ số HbA1c

Hầu hết người bị bệnh tiểu đường hiện nay theo dõi chỉ số đường huyết, điều này mới đáp ứng 50% mục tiêu điều trị. 50% còn lại là điều trị tích cực các biến chứng, có thể thực hiện tốt bằng việc kiểm soát chỉ số HbA1c. Chỉ số này phản ánh lượng đường trong máu trong suốt 3 tháng gần nhất và có liên hệ chặt chẽ với biến chứng tiểu đường.

HbA1c là dạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin của hồng cầu, đời sống của hồng cầu trong máu kéo dài 120 ngày, đo đó chỉ số HbA1c cho biết tình trạng đường huyết trong suốt 3 tháng gần nhất. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày là đường huyết giảm nhưng HbA1c chỉ giảm khi tuân thủ điều trị trong cả 3 tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị. TS.Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết chỉ cần giảm HbA1c xuống 1% bệnh nhân đã giảm được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu giảm HbA1c < 7,2% thì nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường typ 2 giảm tới 67%.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên kiểm tra HbA1c 3 tháng/lần và  kiểm soát để chỉ số này nhỏ hơn 6,5%.

Ngăn ngừa biến chứng bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược trong điều trị tiểu đường thu hút được nhiều sự quan tâm do tính an toàn khi dùng dài ngày, nhất là với bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời như tiểu đường. Các thảo dược nổi bật phải kể đến là: Khổ qua, Dây thìa canh, Tảo Spirulina. Theo nghiên cứu của BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh sau 12 tuần điều trị. Khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%) do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.

Khổ qua và Dây thìa canh ngoài tác dụng hạ đường huyết còn làm giảm cholesterol máu nên ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Tảo Spirulina giúp điều hòa huyết áp, bổ sung chất chống oxy hóa. Các chuyên gia đã nghiên cứu phối hợp 3 thảo dược trên với các vị thuốc có công dụng hạ đường huyết như Thương truật, Sinh địa, Hoài sơn, Linh chi tạo nên công thức tối ưu cho người bệnh tiểu đường.

LÊ MINH

Tin cùng chuyên mục