Tuy vậy, những người có thâm niên trong nghề xe ôm vẫn có cách tồn tại.
Khi Grab Bike xuất hiện
Với mô hình hoạt động hợp pháp, có quy trình và quy định thỏa thuận rõ ràng đối với cả tài xế và khách hàng, Grab Bike ngày càng thu hút được đông đảo người tham gia lái xe cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ. Những người tham gia lái xe cho Grab Bike sẽ được tư vấn, hướng dẫn đăng ký nộp hồ sơ, sau đó được đào tạo để sử dụng ứng dụng dành cho tài xế cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Một tuần họ sẽ chạy xe 6 ngày, thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng đối với người chạy 8 tiếng/ngày, và 4 triệu đồng/tháng đối với người chạy trung bình 4 tiếng/ngày. Ngoài ra, Grab Bike còn có các chương trình thưởng tuần, thưởng tháng dành cho tài xế có năng suất cao, có chính sách bảo hiểm tự nguyện tai nạn dân sự dành cho tài xế và khách hàng. Việc tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho cả tài xế và khách hàng, đồng thời hình thức hoạt động trực tuyến phù hợp với lối sống văn minh hiện đại, đã giúp Grab Bike ngày càng có thêm nguồn nhân lực và khách hàng thân thiết.
Grab Bike càng phát triển, thu hút lượng khách hàng đông đảo, khiến những người chạy xe ôm theo phương thức cũ bị mất khách, giảm thu nhập nếu như không có nhiều mối quen. Ông Bảy (62 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, làm nghề chạy xe ôm đã 30 năm) chia sẻ: “Trước đây, tôi chạy xe cũng được khoảng 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Nhưng từ khi có Grab Bike, tôi chỉ còn kiếm được chừng 150.000 đồng/ngày thôi”. Ông Lành (53 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, đã chạy xe ôm hơn 20 năm) cũng gặp tình cảnh như ông Bảy: “Khách ít đi, thu nhập bị giảm đến một nửa. Hồi đó tôi kiếm 400.000 đồng/ngày, bây giờ chỉ được chừng 200.000 đồng/ngày. Hoàn cảnh của người chạy xe ôm đều rất khó khăn, nhiều người gia đình đông con, nên rất lo buồn khi thu nhập bị giảm đi”.
Giữ các mối khách quen
Khi được hỏi sao không chuyển sang chạy cho Grab Bike, những người chạy xe ôm theo phương thức cũ đều cho rằng các quy định mà Grab Bike đặt ra không phù hợp với mình. Ông Bá (58 tuổi, ngụ quận 8, chạy xe ôm được 25 năm) nói: “Tôi không muốn tham gia Grab vì phải mặc đồng phục đúng quy định, phải sử dụng điện thoại thông minh, có cài đặt 3G và không được chở khách ngoài, mà phải theo hướng dẫn của hệ thống. Bên cạnh đó, việc Grab Bike yêu cầu người chạy xe phải không quá 60 tuổi là trở ngại cho một số tài xế cao tuổi”. Ông Bảy chia sẻ: “Tôi cũng muốn vào Grab làm, nhưng mà tuổi tôi cao hơn tuổi quy định, với lại xe tôi quá cũ, không đủ tiêu chuẩn”. Còn ông Lành cho hay: “Tuy vẫn còn trong độ tuổi có thể làm cho Grab Bike nhưng tôi không tham gia, vì thấy giá cước của Grab Bike rẻ chỉ bằng 1/3 so với tiền chạy ngoài, còn bị thu 10% mỗi lần chạy. Tính ra thì chạy nhiều hơn trước nhưng tiền thì cũng như vậy, nhiều khi thấp hơn. Ngoài ra, chạy Grab Bike sẽ bị gò bó về thời gian, không còn sự linh hoạt, tự do như trước”.
Tuy thu nhập bị giảm, nhưng những người chạy xe ôm lâu năm đã có cách khắc phục tình trạng ấy. Ông Bảy chia sẻ: “Để có thể bám nghề, thì mình ráng chạy nhiều hơn trước. Hồi đó, tôi chỉ chạy tới chiều là nghỉ, bây giờ chạy tới tối luôn”. Còn theo ông Lành, lực lượng của Grab Bike đa số là sinh viên, nên số lượng người chạy xe đông mà không ổn định, vì họ chỉ làm trong một thời gian ngắn như một công việc làm thêm rồi sẽ chuyển việc. Vì vậy, vẫn còn khách cho những người chạy xe ôm phương thức cũ. Ông Bá cho biết: “Hầu hết khách hàng của tôi đều là những mối quen đã hơn 10 năm, nên tôi không bị mất khách. Hơn nữa, khách hàng thường thuê tôi đi những công việc như giao hàng, giao tiền, nên chỉ gọi người tin cậy - là tôi, chứ không gọi Grab. Mỗi lần khách thuê đi giao tiền, toàn là giao từ 20 - 30 triệu đồng. Người ta tin tưởng nên tôi vẫn có đối tượng khách thân thiết của mình”.
Khi Grab Bike xuất hiện
Với mô hình hoạt động hợp pháp, có quy trình và quy định thỏa thuận rõ ràng đối với cả tài xế và khách hàng, Grab Bike ngày càng thu hút được đông đảo người tham gia lái xe cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ. Những người tham gia lái xe cho Grab Bike sẽ được tư vấn, hướng dẫn đăng ký nộp hồ sơ, sau đó được đào tạo để sử dụng ứng dụng dành cho tài xế cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Một tuần họ sẽ chạy xe 6 ngày, thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng đối với người chạy 8 tiếng/ngày, và 4 triệu đồng/tháng đối với người chạy trung bình 4 tiếng/ngày. Ngoài ra, Grab Bike còn có các chương trình thưởng tuần, thưởng tháng dành cho tài xế có năng suất cao, có chính sách bảo hiểm tự nguyện tai nạn dân sự dành cho tài xế và khách hàng. Việc tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho cả tài xế và khách hàng, đồng thời hình thức hoạt động trực tuyến phù hợp với lối sống văn minh hiện đại, đã giúp Grab Bike ngày càng có thêm nguồn nhân lực và khách hàng thân thiết.
Grab Bike càng phát triển, thu hút lượng khách hàng đông đảo, khiến những người chạy xe ôm theo phương thức cũ bị mất khách, giảm thu nhập nếu như không có nhiều mối quen. Ông Bảy (62 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, làm nghề chạy xe ôm đã 30 năm) chia sẻ: “Trước đây, tôi chạy xe cũng được khoảng 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Nhưng từ khi có Grab Bike, tôi chỉ còn kiếm được chừng 150.000 đồng/ngày thôi”. Ông Lành (53 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, đã chạy xe ôm hơn 20 năm) cũng gặp tình cảnh như ông Bảy: “Khách ít đi, thu nhập bị giảm đến một nửa. Hồi đó tôi kiếm 400.000 đồng/ngày, bây giờ chỉ được chừng 200.000 đồng/ngày. Hoàn cảnh của người chạy xe ôm đều rất khó khăn, nhiều người gia đình đông con, nên rất lo buồn khi thu nhập bị giảm đi”.
Giữ các mối khách quen
Khi được hỏi sao không chuyển sang chạy cho Grab Bike, những người chạy xe ôm theo phương thức cũ đều cho rằng các quy định mà Grab Bike đặt ra không phù hợp với mình. Ông Bá (58 tuổi, ngụ quận 8, chạy xe ôm được 25 năm) nói: “Tôi không muốn tham gia Grab vì phải mặc đồng phục đúng quy định, phải sử dụng điện thoại thông minh, có cài đặt 3G và không được chở khách ngoài, mà phải theo hướng dẫn của hệ thống. Bên cạnh đó, việc Grab Bike yêu cầu người chạy xe phải không quá 60 tuổi là trở ngại cho một số tài xế cao tuổi”. Ông Bảy chia sẻ: “Tôi cũng muốn vào Grab làm, nhưng mà tuổi tôi cao hơn tuổi quy định, với lại xe tôi quá cũ, không đủ tiêu chuẩn”. Còn ông Lành cho hay: “Tuy vẫn còn trong độ tuổi có thể làm cho Grab Bike nhưng tôi không tham gia, vì thấy giá cước của Grab Bike rẻ chỉ bằng 1/3 so với tiền chạy ngoài, còn bị thu 10% mỗi lần chạy. Tính ra thì chạy nhiều hơn trước nhưng tiền thì cũng như vậy, nhiều khi thấp hơn. Ngoài ra, chạy Grab Bike sẽ bị gò bó về thời gian, không còn sự linh hoạt, tự do như trước”.
Tuy thu nhập bị giảm, nhưng những người chạy xe ôm lâu năm đã có cách khắc phục tình trạng ấy. Ông Bảy chia sẻ: “Để có thể bám nghề, thì mình ráng chạy nhiều hơn trước. Hồi đó, tôi chỉ chạy tới chiều là nghỉ, bây giờ chạy tới tối luôn”. Còn theo ông Lành, lực lượng của Grab Bike đa số là sinh viên, nên số lượng người chạy xe đông mà không ổn định, vì họ chỉ làm trong một thời gian ngắn như một công việc làm thêm rồi sẽ chuyển việc. Vì vậy, vẫn còn khách cho những người chạy xe ôm phương thức cũ. Ông Bá cho biết: “Hầu hết khách hàng của tôi đều là những mối quen đã hơn 10 năm, nên tôi không bị mất khách. Hơn nữa, khách hàng thường thuê tôi đi những công việc như giao hàng, giao tiền, nên chỉ gọi người tin cậy - là tôi, chứ không gọi Grab. Mỗi lần khách thuê đi giao tiền, toàn là giao từ 20 - 30 triệu đồng. Người ta tin tưởng nên tôi vẫn có đối tượng khách thân thiết của mình”.